Pages

Friday, January 25, 2013

"Lớp người tự chủ thì mới có một đất nước tự chủ"

"Đề án đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục phải là trí tuệ tập thể của đất nước chứ không phải chỉ của ngành giáo dục", nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình góp ý về Đề án Đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đưa ra tại Hội nghị TƯ 6.


Theo bà Bình, giáo dục nhằm đào tạo ra một lớp người toàn diện nên một ngành không thể nghĩ ra hết mà phải biết huy động trí tuệ của tập thể thì mới có thể làm được. Cũng đưa ra nhận định, giáo dục đang là vấn đề bức xúc, nó quyết định hết tất cả, vì thế theo bà, cần phải cấp bách đổi mới. 
Nguyễn Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: Giáo dục tự chủ, sinh ra những con người tự chủ
Nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: "Giáo dục tự chủ, sinh ra những con người tự chủ"
 
Bà Bình cho rằng, phải hình thành ra những lớp người tự chủ thì mới có một đất nước tự chủ. "Giáo dục hiện nay quá thụ động, tôi muốn giáo dục đổi mới tạo ra những con người tự chủ để xây dựng một đất nước tự chủ".
 
Thời gian qua những vấn đề bức xúc trong xã hội như tệ nạn xã hội, tội phạm vị thành niên tuy có nhiều nguyên nhân nhưng không thể phủ nhận cũng có nguyên nhân từ giáo dục. Đổi mới giáo dục để cải cách vấn đề này, bà cho biết.
 
phải hình thành ra những lớp người tự chủ thì mới có một đất nước tự chủ.
"Phải hình thành ra những lớp người tự chủ thì mới có một đất nước tự chủ. - Nguyễn Thị Bình"
Theo bà Nguyễn Thị Bình, cần phải có một ban chỉ đạo vấn đề cải cách giáo dục với những đường lối cải cách rõ ràng. Không chỉ có các nhà giáo dục mà còn phải có các nhà khoa học, để nghiên cứu một đề án tổng thể cả về giáo dục phổ thông, dạy nghề, giáo dục đại học. 
 
"Phải hết sức quyết tâm, còn nếu cứ lơ mơ thế này rất khó thành công. Cần hiểu rằng, giáo dục chậm 1 năm là đất nước trễ hàng chục năm, ảnh hưởng đến cả một lớp người", bà cho biết.
 
Ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (QH) bày tỏ: Đề án cải cách là cần thiết, cấp bách, tuy nhiên nó chưa có những điểm mới xứng tầm được gọi là “căn bản”, “toàn diện” của GD-ĐT. Tất cả những vấn đề được nêu đều là những vấn đề đã được đề cập từ 16 năm trước.
 
Tuy nhiên, theo ông, cải cách giáo dục là một quá trình lâu dài, không thể vội vàng, một sớm một chiều.
 
Việc cần làm theo PGS TS Trần Đức Viên, Hiệu trưởng Đại học Nông nghiệp Hà Nội là phải rà soát lại để có bộ máy tổ chức thực hiện phù hợp; để những người trực tiếp phụ trách công tác này “có đủ điều kiện và quyền hạn “hàng đầu” tương xứng” thì mới tạo ra niềm tin chủ trương không chỉ dừng lại ở lời hô hào khẩu hiệu.

No comments:

Post a Comment