Pages

Monday, April 15, 2013

Không chi bằng học

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã chia sẻ với phóng viên Sinh Viên Việt Nam về sự thực học, trách nhiệm của sinh viên với các vấn đề của thời cuộc...

Thấy giá trị của Tự do để tin tưởng và đi tới

Thưa bà, chiến tranh đã lùi xa nhưng đất nước vẫn còn nhiều điều đáng trăn trở. Từng trải qua hai cuộc chiến tranh lớn của dân tộc, bà cảm nhận điều này ra sao?

Trước đây, trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cực kỳ gian khổ, khó khăn ác liệt nhưng mục tiêu rõ ràng và bối cảnh xã hội trong nước cũng như trên thế giới cũng không quá phức tạp. Lúc bấy giờ, chỉ có một con đường đi, chỉ có một mục tiêu là vì độc lập dân tộc, vì tự do của đất nước. Bây giờ, mục tiêu không đơn giản như trước, có thuận lợi là chúng ta độc lập, chúng ta làm chủ đất nước nhưng yêu cầu, nhiệm vụ lại rất nặng nề. Cũng có thể hình dung là trước đây, mình phải đập phá những cái cũ, thì nay mình phải xây cái mới. Đập phá không phải dễ, nhưng còn dễ hơn là xây.

Theo bà, đâu là giá trị và phẩm chất cốt lõi mà mỗi công dân Việt Nam cần có sau 37 năm "non sông thu về một mối"?

Khong chi bang hocNguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình- Ảnh: Dương Triều

Tôi thấy thấm thía câu này: "Khi chúng ta giành độc lập dân tộc thì chúng ta mới giành được quyền tự do chứ chúng ta chưa có tự do". Đúng là như vậy, chúng ta mới giành được quyền tự do nhưng tự do thực sự thì không phải là một câu thần chú (hô là có được). "Tự do" với cái nghĩa rất tốt đẹp: Tự do là tự chủ đất nước, con người phát triển theo nguyện vọng của mình... Tự do đó mới thực sự là Tự Do, mới thực sự là Hạnh Phúc.

Hiện nay, đó chính là nhiệm vụ của chúng ta: Phải xây dựng một đất nước tự do, tự do cho từng người và tự do cho cả đất nước. Bác Hồ nói đại ý rằng: Nếu chúng ta giành độc lập mà nhân dân không có hạnh phúc thì độc lập đó chưa có ý nghĩa đầy đủ. Nay chúng ta có độc lập nhưng chúng ta chưa có hạnh phúc trọn vẹn. Người nghèo trong xã hội chúng ta còn nhiều. Hãy tự vấn về cuộc sống xung quanh: Những cháu nhỏ được chăm sóc như thế nào, người già được chăm sóc ra sao… nhất là những vùng xa xôi, chúng ta còn nghèo khó lắm. Bây giờ, chúng ta phải kiến tạo hạnh phúc, dù việc này rất khó. Đây không chỉ là việc của một số người tiên phong mà phải là sự hiệp tâm của tất cả mới làm được, nó khó ở chỗ đó.

Đối với các bạn sinh viên, có thể coi các bạn là nguyên khí của quốc gia. Các bạn phải nhận thức được rằng, nhiệm vụ của các bạn rất nặng nề. Phải tự hào là mình có quyền tự do, mà không phải ai cũng có được điều đó, phải thấy được công lao của người đi trước, phải thấy được truyền thống, tố chất của người Việt Nam... để tin tưởng và đi tới.

Từng là một chính trị gia, đi nhiều, trải nghiệm nhiều, cảm thức của bà sau mỗi chuyến đi là gì?
Nói thật, đi nhiều nước, thấy dân tộc mình anh hùng, cả thế giới khâm phục, nhưng nhìn lại mình thì còn nhiều thứ yếu kém! Cụ Phan Châu Trinh cách đây gần một thế kỷ có nói: "Chúng ta đánh thua Pháp vì chúng ta kém họ cả một thời đại", họ là công nghiệp rồi mình vẫn còn phong kiến. Đó cũng nói lên sự chậm phát triển của chúng ta, cả về trình độ về khoa học và cả về mặt văn minh. Bây giờ, đó vẫn là câu chuyện thời sự. Tôi rất thích câu hát của thanh niên: "Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc". Phải làm cho nhiều thanh niên hiểu rõ được điều đó để ra sức học tập,  phấn đấu xây dựng đất nước giàu mạnh.

"Thực học, thực hành"

Là cháu ngoại cụ Phan Châu Trinh, triết lý nào ở cụ mà bà thấy tâm đắc nhất?

Cụ nói "không chi bằng học", đưa quan điểm "nâng dân trí", "chấn dân khí", thực hiện được hai điều này mới có hạnh phúc - "hậu dân sinh". Trước tiên, đất nước phải được độc lập, nay mình đã độc lập rồi, phải lo dân trí, nhưng dân trí của ta nhìn chung còn thấp! Xe cộ lạng lách như thế này là thiếu dân trí, làm buôn bán mà gian dối là thiếu dân trí...

Chúng ta đã coi giáo dục là "quốc sách hàng đầu", vậy nhưng tại sao vẫn có tình trạng trên, thưa bà?

Chính sách đó hết sức đúng, nhưng chúng ta nói mà không quyết liệt làm. Trước yêu cầu to lớn của đất nước, hiện nay, chúng ta càng phải tập trung vào lĩnh vực này. Có kinh nghiệm nhiều nước rồi! Nước Nhật bứt phá vươn lên được như ngày nay là nhờ vào giáo dục. Người Hàn Quốc cũng vậy... Ở nhiều nước phát triển, họ cũng đi lên bằng giáo dục. Nền giáo dục đó vì con người, đào tạo ra được những con người có chất lượng, có trình độ. Do trình độ dân trí mình còn thấp nên trình độ về văn hóa, kinh tế cũng hạn chế, cho nên phải thấy giáo dục là yếu tố quyết định sự phát triển của đất nước.

Đâu là căn bệnh lớn nhất của nền giáo dục Việt Nam hiện nay?

Bây giờ, hiện tượng khá phổ biến là chạy theo điểm số. Không ít sinh viên cũng chạy theo bằng cấp chứ không phải là nghĩ đến vấn đề nâng trình độ của mình. Bằng cấp không thể tạo ra năng lực, làm ra của cải cho xã hội... Theo tôi, thanh niên bây giờ phải làm nhiều việc nhưng trước hết phải học. Học thực sự, học có mục đích để giúp ích cho bản thân và cho đất nước. Vì vậy, tôi muốn nhấn mạnh đến việc chúng ta cần một nền giáo dục "trung thực, lành mạnh, tiên tiến".

Thưa bà, trong cuộc sống của bà, bà tôn thờ điều gì nhất?

Trung thực. Tôi cho rằng, con người trước hết phải trung thực thì mọi thứ khác sẽ tốt lên. Đảng viên mà không trung thực thì không phải đảng viên nữa, con người không trung thực thì  không phải con người tốt. Trung thực với mình, với bạn bè, với đất nước…

Sức mạnh nội lực là chủ quyền quốc gia

Để đất nước được độc lập, ta đã phải đổ xương máu. Nhưng để giữ nước, theo bà, điều cốt lõi người trẻ phải làm gì?

Khi tôi xem những sơ đồ về kinh tế và năng suất lao động thấy giá trị gia tăng của ta ngày càng thấp. Như vậy thì gay quá! Nước mạnh là phải mạnh về kinh tế, chính trị, văn hóa... Nhưng nền kinh tế của mình có giá trị gia tăng ngày càng thấp thế này thì làm sao?! Cho nên, muốn bảo vệ độc lập dân tộc thì trước hết nội lực phải mạnh, mà cái gốc vẫn là thế mạnh về kinh tế.

Kinh tế của mình còn yếu, kể cả nông nghiệp! Nông nghiệp là lĩnh vực tưởng chừng như có thế mạnh nhất, nhưng ta vẫn phải mua bao nhiêu thứ (từ giống đến phân bón...) từ nước ngoài... Mà những việc này mình có thể làm được! Tại sao không làm?

Ngày xưa, trong chiến tranh, sau mỗi trận thắng bà thường nghĩ đến điều gì?

Thắng trận, ta có quyền phấn khởi nhưng không bao giờ được tự mãn vì nhiệm vụ trước mắt ngày càng khó hơn, nặng hơn. Hồi trước, tôi nghĩ hòa bình lập lại rồi, mình chẳng cần đi đâu hết, chỉ cần ở nhà. Nhưng thực tế cho thấy, hòa bình rồi mà bao nhiêu việc còn ngổn ngang...

Nhiều người thì cho rằng, ta ngủ quên trên chiến thắng ở thời bình... Bà nghĩ sao?

Khi ta xuất phát từ điểm 0 đi lên, thì có thể nhanh nhưng sau đó không phải dễ dàng. Khi có đường lối Đổi mới, giải phóng sức lao động, mở cửa... ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nhưng để tiếp tục ta cần có những yếu tố vững chắc. Phải đi vào năng suất, chất lượng, hiệu quả, có nghĩa là không phát triển theo bề rộng mà phải phát triển bền vững. Những khó khăn lớn về kinh tế, xã hội hiện nay của ta có phần do ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu nhưng chủ yếu là do sự yếu kém chủ quan của chúng ta.

Trong chiến tranh, để chiến thắng kẻ thù, theo bà, yếu tố nào là quan trọng?

Có rất nhiều yếu tố, nhưng niềm tin là trước hết. Có một điều lạ là từ khi tôi tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, có lúc tưởng chừng khó khăn, ghê gớm... nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ mình có thể thất bại. Một nguyên nhân quan trọng là chúng ta đã có những nhà lãnh đạo xuất sắc. Cho nên chủ trương của Đảng đưa ra là tất cả các đảng viên và toàn dân hăng hái thực hiện, bất chấp gian khổ, hy sinh. Và chúng ta đã chiến thắng.

Trong thời bình, trên một chặng đường dài đến đích của thành công, niềm tin cũng rất quan trọng. Hiện tại, về giá trị niềm tin, bà  thấy thế nào?

Bây giờ, mình phải thực hiện nhiều mục tiêu, cả về  kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, an ninh quốc phòng… Yêu cầu cao, tình hình khó khăn, càng phải có niềm tin, có sự đoàn kết mạnh mẽ. Để tạo được niềm tin, cần làm cho người dân thấy rõ đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước là đúng, và họ tin lãnh đạo của mình sáng suốt, hành động vì lợi ích đất nước. Phải cho dân thấy, lãnh đạo và nhân dân đang cùng đi trên một con thuyền, theo một mục tiêu: Đó là xây dựng một nước Việt Nam độc lập, tự chủ, tiến lên CNXH; trước mắt là xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Xin cảm ơn bà và chúc bà mạnh khỏe!

Lê Ngọc Sơn(Thực hiện)

Saturday, March 9, 2013

Đền thờ và lăng Kinh Dương Vương - Dấu ấn thiêng về thời mở nước

Hàng năm, cứ mỗi độ tết đến xuân về, hàng ngàn vạn “con Hồng cháu Lạc” từ khắp mọi miền lại tìm về khu di tích đền thờ và lăng mộ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ, thuộc thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, để tri ân và thờ phụng những bậc thủy tổ dân tộc có công khai mở nước.

79_full Á Lữ là một làng cổ nằm sát bờ Nam sông Đuống, truyền rằng là đất hội tụ của “Tứ linh” với 99 cái ao, 99 cái gồ, được ví như Long, Ly, Quy, Phượng chầu về, nơi duy nhất có lăng mộ và đền thờ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ là những bậc thủy tổ có công mở nước. Lăng Kinh Dương Vương nằm ở trên bãi bồi cao rộng thoáng sát bờ Nam sông Đuống và sầm uất bởi rừng cây cổ thụ bao quanh.

Xưa kia, hai ngôi đền cổ ở phía Tây làng Á Lữ thờ phụng Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ (Đền Thượng thờ Kinh Dương Vương, đền Hạ thờ Lạc Long Quân và Âu Cơ), có quy mô kiến trúc to lớn, chạm khắc trang trí “tứ linh, tứ quý” lộng lẫy. Về phía Đông lăng Kinh Dương Vương xưa còn có một ngôi chùa có tên chữ là “Đông Linh Bát Nhã tự” thờ các đức “Thánh mẫu thủy tổ” là Vụ Tiên, Thần Long và Âu Cơ.

Thủy tổ Kinh Dương Vương còn được thờ làm Thành Hoàng làng thôn Á Lữ. Ngôi đình cổ ở phía Đông làng được khởi dựng với quy mô to lớn gồm 2 tòa: Tiền tế 7 gian và Đại đình có 5 gian tiền đình và 3 gian hậu cung, bộ khung gỗ chạm khắc “tứ kinh tứ quý” lộng lẫy. Hệ thống thần phả sắc phong của đình và đền đã cho biết rõ người được thờ là Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ, có công khai sơn sáng thủy.

Năm 1949-1952, giặc Pháp kéo đến thôn Á Lữ, đóng đồn bốt ở đây, phá hoại toàn bộ đền đình chùa, dân làng đã kịp cất giữ một số đồ thờ tự cổ quý như: ngai, kiệu, sắc phong… của đền và đình. Đến năm 1971, nhân dân thôn Á Lữ đã tôn tạo khu Lăng mộ Kinh Dương Vương. Năm 2000, một ngôi đền chung thờ các bậc thủy tổ được phục dựng theo kiểu thức truyền thống.

Điều vô cùng quý giá của quần thể di tích là còn bảo lưu được kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể như: thần phả, sắc phong, bia đá, hoành phi, câu đối, tín ngưỡng, lễ hội: Tại lăng mộ Kinh Dương Vương còn bảo lưu được tấm bia đá ghi rõ “Kinh Dương Vương lăng”, niên đại “Minh Mệnh nhị thập nhất niên” (1840). Tại đền thờ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ, hiện còn bảo lưu được nhiều cổ vật quý giá như: ngai bài vị, thần phả, sắc phong, văn tế, hoành phi, câu đối. Hệ thống hoành phi, câu đối phản ánh ca ngợi về người được thờ như: “ Nam bang thủy tổ” (Thủy tổ nước Nam), “ Nam tổ miếu” (Miếu tổ nước Nam)… Đặc biệt là 15 đạo sắc phong của các triều vua phong cho người được thờ là Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ, với các niên đại như sau: 1 đạo Gia Long 9 (1810), 1 đạo Minh Mệnh 2 (1821), 2 đạo Thiệu Trị 2 (1842), 2 đạo Thiệu Trị 6 (1846), 2 đạo Tự Đức 3 (1850), 1 đạo Tự Đức 33 (1880), 2 đạo Đồng Khánh 2 (1887), 1 đạo Duy Tân 3 (1909) và 2 đạo Khải Định 9 (1924).

Kho tàng di sản văn hóa quý giá của quần thể di tích còn được thể hiện ở tín ngưỡng và lễ hội truyền thống. Tục truyền, xưa hàng năm cứ đến ngày 18 tháng giêng đền, đình làng Á Lữ lại được mở hội. Để lo việc đình đám, ngay từ trong năm làng phân công việc cho quan đám và các giáp. Giáp đăng cai lễ hội được nhận ruộng công để nuôi lợn và làm bánh chưng, bánh dày tế thần. Vào hội, ngay từ ngày 12, đền và đình được mở cửa để bao sái đồ thờ tự, phong cờ quạt. Đến ngày 16, làng tổ chức rước nước từ sông Đuống về đình đền để tế lễ quanh năm. Ngày 17, làng tổ chức rước kiệu từ đình xuống đền Thượng và đền Hạ để xin rước các bậc thủy tổ dân tộc về đình để tế lễ và mở hội. Từ ngày 18 đến 24, mỗi ngày một tuần tế. Lễ vật có lợn cả con, bánh trưng, bánh dày. Đến ngày 25, tế giã đám tại đền Thượng và đền Hạ bằng cá gỏi.

Ngoài đình đám 18 tháng Giêng, còn có ngày sự lệ riêng của đền Thượng và đền Hạ. Tục truyền, cứ đến ngày 15 tháng 8 (âm lịch), dân làng làm 3 mâm trám đen và 3 mâm gỏi cá để tế các bậc thủy tổ Kinh Dương Vương. Lạc Long Quân và Âu Cơ tại đền Thượng và đền Hạ. Các mâm tế: “trám đen” tượng trưng cho 50 người con theo mẹ lên vùng rừng núi sinh cơ lập nghiệp. Còn các mâm “cá gỏi” tượng trưng cho 50 người con theo cha xuống biển khai mở miền biển. Trong những ngày lễ hội, đã thu hút hàng ngàn vạn “Con lạc cháu Hồng” từ khắp mọi miền đất nước về với khu di tích lăng và đền thờ, nhằm tri ân và thờ phụng tôn vinh Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ là những bậc thủy tổ có công mở nước.

Với những giá trị và ý nghĩa lớn lao của khu di tích lăng và đền thờ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ, vừa qua UBND tỉnh Bắc Ninh đã công bố Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị của khu di tích với quy mô rất lớn gồm nhiều hạng mục công trình. Khu di tích đã và đang trở thành trọng điểm du lịch văn hóa tâm linh của nước ta.

Theo BBN

HwangNguyen Tags:

Ngôi làng coi lợn như vật báu

Lợn ở thôn Ngọc Khám không được nhốt mà phải thả rông. Người lớn, trẻ nhỏ thấy phải kính cẩn gọi là 'ông', không được đánh đuổi.

ImageHandler.ashx Sau buổi lễ long trọng ngày mùng 7, đến ngày mùng 8 các “ông lợn” được đưa trở lại nhà ông đám để giết thịt. (Ảnh minh họa).

Lấy lợn làm vật lễ là điều không lạ trong rất nhiều lễ hội ở Việt Nam nhưng ở thôn Ngọc Khám (xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) người ta lấy lợn sống làm vật lễ.

Người dân thôn Ngọc Khám phải thực hiện hàng loạt quy định liên quan, rồi phải bình chọn ra được một người để nuôi chú lợn trong ba năm cho đến ngày hội làng. Chú lợn trong ngày lễ hội này được cả làng cung kính gọi là “lợn Ông Hợp”.

Tục nuôi “lợn Ông Hợp” phục vụ cho việc tế đám hàng năm. Ngoài nghi thức tế thần, đây còn là một sự biểu dương nghề nông độc đáo ở vùng quê thuần nông này.

Cụ Nguyễn Phú Thật (81 tuổi, từng làm thủ từ của đình làng) là một trong những người được nuôi “lợn Ông Hợp” nên nắm rõ nhưng điều nghiêm ngặt liên quan đến việc nuôi lợn và tế lễ.

Cụ cho biết, theo hệ thống thần phả sắc phong của đình thì người được thờ là Lạc Long Quân và Âu Cơ - hai vị thủy tổ có công mở nước, khai sơn sáng thủy. Vì thế, vào ngày hội làng, vật cúng là lợn sống và cá chín.

Theo lời cụ thì cơ cấu tổ chức thời xưa và thời nay vẫn không thay đổi: các dòng họ trong làng Ngọc Khám được chia thành 4 giáp gọi theo phương hướng là đông, tây, nam, bắc. Mỗi giáp là một đơn vị tham gia lễ hội của làng. Các giáp bầu người đứng ra tế đám từ ba năm trước.

Để có lợn làm vật lễ, người dân phải tuân thủ nhiều quy định nghiêm ngặt được truyền lại từ nhiều thế hệ cha ông.

Theo đó, để được chọn làm người nuôi lợn tế lễ, gia đình phải có đủ các tiêu chuẩn như: vợ chồng song toàn, con cái đề huề (có nam, có nữ, không bị dị tật), bản thân là người có uy tín với dân làng. Bên cạnh đó, người được chọn còn phải là người cao tuổi nhất giáp.

Trong năm cuối cùng trước khi tế đám mà “có bụi” (có tang từ thân phụ mẫu, hoặc người thân phải khăn trắng, áo dài) thì phải “nhảy ra”, tức là không được tế đám nữa, trong giáp phải bầu người khác thay.

Khi được bầu vào chân tế đám sẽ được làng chia ruộng công cho để có hoa lợi dùng cho tế đám, trong đó có một việc quan trọng hàng đầu là nuôi “lợn Ông Hợp”. Đời người chỉ được đứng ra tế đám một lần, sau đó được dân làng xưng gọi một cách kính trọng là “ông đám”.

Cụ Nguyễn Văn Ưu (cụ thượng làng Ngọc Khám) kể lại: “Theo tôi được biết, chú lợn được nuôi được gọi là lợn Ông Hợp bởi lợn tế thần thì phải gọi bằng ông. Còn hợp nghĩa là chú lợn được sự hợp sức của toàn thể dân làng nuôi trong ba năm. Việc chăm nuôi này nhằm tỏ sự tôn kính với chú lợn trong việc tế lễ”.

Theo cụ Thật và cụ Ưu, chú lợn được chọn là lợn giống tốt, có sức lớn, lông phải đen tuyền, nuôi trong điều kiện sạch sẽ, ăn ngon. Khi đã nhận nuôi “lợn Ông Hợp” thì không được phép gọi là con lợn mà phải gọi là “ông lợn”. Nuôi cũng không được nhốt như nuôi lợn nhà, mà phải thả rông. Người lớn, trẻ nhỏ thấy cũng kính cẩn gọi là “ông lợn” chứ không dám đánh đuổi.

Hội làng diễn ra vào ngày mùng 7-1 âm lịch thì ngay từ ngày mùng 5, những “ông lợn” đã được gia chủ tắm rửa sạch sẽ và cho ăn thật no. Vào ngày mùng 6, ông đám phải làm sao để “ông lợn” tự đi ra đình làng mà không phải bắt đi hay khênh đi. Sau khi đã đưa được “ông lợn” ra đình thì dùng dây cột “ông” lại để đến sáng hôm sau làm lễ.

“Vì làng chúng tôi có 4 giáp nên sáng ngày mùng 7, bốn vị tế đám dẫn đầu 4 đoàn rước mâm lễ bánh dày, cá nướng long trọng tiến về sân đình. “Lợn Ông Hợp” chính là đồ tế thánh tươi sống, còn mâm bánh dày, cá nướng là đồ tết chín.

Trước khi tế, các vị hương lão, chức dịch đi đo chiều dài, vòng ngực, vòng mông để tính trọng lượng của 4 ông lợn. Lợn của giáp nào to hơn thì được giải thưởng của làng. Giải thưởng chỉ là quả cau lá trầu nhưng cả giáp đều mừng vì người ta quan niệm, cả giáp sẽ được thánh phù trợ mạnh khỏe, ăn nên làm ra, phong dồi vật thịnh năm ấy”, cụ Ưu cho biết.

Về đồ tế chín, từ ngày mùng 6, người đứng ra tế đám phải nhờ người nhà, họ hàng đến làm cỗ, trong đó có đôi bánh dày to bằng lòng mâm và hai con cá trắm to nướng chín. Khi ông đám nhận ruộng nuôi “ông lợn” cũng là nhận nuôi cá làm lễ nữa. Mỗi ông đám sẽ phải nuôi 3 con cá trắm đen nặng trên 3 kg và 10 con cá mè.

Cách nướng cá khá kỳ công, cá treo cách lửa chừng một gang tay để hơi lửa làm cho cá khô dần. Khi cá khô hẳn thì dùng chổi lông thấm nước mắm ngon có gia vị rồi quét đều lên thân cá rồi nướng tiếp, cứ khô lại quét một lượt nước mắm nữa.

Sau nhiều lần quét mắm, cảm thấy cá đã ngấm đủ gia vị thì người ta cậy vảy cá nhét vào một hạt thóc nếp, cứ mỗi vẩy một hạt và lại nướng tiếp, đến khi hạt thóc gặp sức nóng nở hết là được. Lúc này vảy cá nở như cánh hoa nom rất đẹp, lại dậy mùi thơm ngon của gia vị quyện mùi cá nướng.

Ông đám có lợn được thưởng sẽ được vinh danh hơn các ông đám khác. Sau buổi lễ long trọng ngày mùng 7, đến ngày mùng 8 các “ông lợn” được đưa trở lại nhà ông đám để giết thịt.

Thịt ông lợn được chia đều cho mọi người dân trong làng, từ già tới đứa trẻ ẵm ngửa.

Tuy theo chức sắc và cấp bậc của người đó mà số thịt lợn được chia cũng khác nhau. Sau khi tế, ông đám sẽ được hưởng lộc của làng gồm: một chiếc bánh dày 7 tấc, một khoanh giò lụa 2 tấc, một con cá mè to... Công việc cuối cùng là lựa chọn ông đám tiếp theo cho lễ hội ba năm tới.

Theo Nông Thôn Ngày Nay

Những chuyện kinh dị về “hồn ma cung nữ đòi nợ” ở Yên Tử

Đầu năm, Phật tử khắp cả nước ùn ùn đổ về Yên Tử như về cõi Phật. Yên Tử không chỉ là danh thắng, mà còn là một đỉnh non thiêng, bởi nó là núi của tâm linh. Vậy nên, dãy núi ấy có vô số chuyện kỳ bí cũng là điều dễ hiểu. Trong vô vàn những câu chuyện bí ẩn, khó tin, thì chuyện ở suối Giải Oan khiến không ít người phải rùng mình sợ hãi.

50 người bị “hồn ma” dựng giường đòi đá sỏi

Những chuyện tâm linh huyễn hoặc thường qua lời kể của người nọ, người kia, có thêm mắm dặm muối, nên thường trở nên “tam sao thất bản”, không còn đáng tin cậy nữa. Tuy nhiên, chuyện kể từ một vị lãnh đạo, một nhà nghiên cứu văn hóa, thì quả là đáng lưu tâm.

Một ngày giữa năm 2007, khi đang lang thang ở suối Giải Oan - nơi 100 cung nữ trẫm mình khi không thuyết phục được vua Trần Nhân Tông quay về kinh đô, ông Lê Quang - Phó Giám đốc Trung tâm quản lý Di tích – Danh thắng Yên Tử - gặp một cảnh tượng khá lạ: Mấy chục người đàn bà vừa quỳ vừa lạy, vừa khóc bên bờ suối. Có người chắp tay với nén hương nghi ngút khói, vái lấy vái để.

6 Những hòn cuội dưới chân cầu do những người từng lấy ở suối Giải Oan, mang trả lại.

Thấy khó hiểu, ông Quang liền tìm gặp tài xế chở những phụ nữ này đến suối Giải Oan hỏi chuyện. Anh này kể rằng, hồi đầu năm, vào đúng dịp lễ hội Yên Tử, anh được công ty chỉ định chở 50 chị em thuộc hội phụ nữ ở một phường của thành phố Lạng Sơn về trẩy hội Yên Tử theo hợp đồng. Chị em đi lên Yên Tử theo đường cáp treo, nhưng khi về, vì muốn khám phá Yên Tử nhiều hơn nên đã đi theo đường bộ. Cuối buổi hành hương, chị em làm lễ cúng bái linh đình ở chùa Giải Oan.

Cúng xong ở chùa, thì chị em kéo ra miếu Bạch Mẫu Giải Oan, là ngôi miếu nhỏ nằm dưới gốc cây ngay cạnh suối. Cúng bái, hóa vàng, thụ lộc xong, chị em kéo nhau xuống suối Giải Oan để rửa chân, rửa tay. Theo sáng kiến của một số người, thì rửa tay chân, thậm chí tắm ở suối Giải Oan, sẽ có làn da mịn màng, trắng nõn như… cung nữ. Nhiều chị em còn té cả nước lên người, ướt cả quần áo.

Không biết nghe thông tin ở đâu mà lúc về, mỗi người nhặt vài hòn cuội cho vào túi. Người lấy ít thì cũng 2-3 hòn, người nhiều lấy đầy túi, cả chục hòn cuội lớn bé. Chị em bảo rằng, trong mỗi hòn cuội đều ẩn chứa các linh hồn cung nữ, nên dùng sỏi cuội này kỳ cọ thân thể, sẽ được phù hộ, khiến da dẻ trắng đẹp, mịn màng chả khác gì… cung nữ thời Trần.

Thấy chị em tin tưởng vào điều đó, nên anh tài xế cũng nhảy xuống suối nhặt vài viên. Anh mang mấy viên cuội về với mục đích làm kỷ niệm. Vợ anh thấy ông chồng bày mấy cục sỏi trên tủ, thì mắng dở hơi. Nhưng khi anh kể chuyện dùng sỏi kỳ cọ, da dẻ sẽ hồng hào, mịn màng như cung nữ, thì… ngày nào cô vợ cũng lôi ra kỳ cọ!

Ngay sau hôm dùng sỏi để kỳ cọ thì vợ anh như biến thành người khác, với đôi mắt thâm quầng vì mất ngủ. Chị bảo rằng, cả đêm không ngủ được, vì hễ cứ nhắm mắt lại mơ thấy những cung nữ xinh đẹp, với màu áo trắng, làn da trắng muốt, nhìn chị bằng đôi mắt giận dữ và hét lên: “Trả đá cuội cho ta”. Giấc mơ hãi hùng đến đỉnh điểm khi chị có cảm giác dựng người lên, rồi giật mình tỉnh giấc. Sau nhiều đêm gặp ác mộng, sợ hãi mấy hòn sỏi, chị không dùng để tắm nữa, mà đặt lại tủ. Thế nhưng, những cung nữ vẫn tìm gặp chị trong giấc mơ.

Vài hôm sau, doanh nghiệp vận tải gọi anh lái xe này lên và phân công chở 50 phụ nữ ở phường nọ về lại Yên Tử. Lúc lên xe, anh mới kinh hoàng biết rằng, 50 phụ nữ từng hành hương về Yên Tử, từng lấy đá cuội ở Yên Tử về làm dụng cụ kỳ cọ cơ thể, đều bị… dựng giường. Anh lập tức gọi điện cho vợ thắp hương, rồi mang ngay những viên cuội ra công ty, để trả lại Yên Tử.

Suốt hành trình 4 tiếng đồng hồ từ Lạng Sơn về Yên Tử, anh tài xế được nghe 50 chuyện kinh hãi từ chị em phụ nữ. Tựu trung lại, chị em nào cũng gặp ác mộng, bị “cung nữ” trẫm mình ở suối Giải Oan dựng giường đòi đá cuội. Sau nhiều ngày mất ngủ, ai cũng phờ phạc, lo lắng. Chuyến về Yên Tử lần trước háo hức, vui vẻ, thì chuyến về lần này đầy lo âu.

Đến Yên Tử, việc đầu tiên của chị em là tìm lên chùa Giải Oan. Chị em được sư trụ trì hướng dẫn cách sắp lễ, cúng bái. Hương khói nghi ngút, vàng hóa cháy bùng bùng. Xong các nghi lễ, chị em xách mấy chiếc làn đựng đầy đá cuội ra suối Giải Oan. Họ vái lạy khẩn thiết, vừa cầu xin các “cung nữ” tha thứ, xin được trả lại “vật thiêng”. Chị em phụ nữ rải những viên cuội về với suối. Xong việc, nhóm phụ nữ này lên xe về thẳng, chứ không còn tâm trạng nào để tham quan nữa.

Theo lời ông Lê Quang, không chỉ ở suối Giải Oan, mà khắp dãy núi thiêng Yên Tử đã xảy ra rất nhiều chuyện kỳ bí, khó lý giải.

Doanh nghiệp liêu xiêu vì xẻ đá suối Giải Oan

3 Sư Yến chỉ nơi để những phiến đá được trả lại.

Mặc dù Yên Tử nườm nượp người, nhưng con đường hành hương cuốc bộ vẫn khá vắng. Đường vào suối Giải Oan, lên chùa Giải Oan khá vắng người. Khi tôi đến, sư Yến đang ngồi trên ghế đá chỉ đạo đám thợ lát nền sân chùa cho cẩn thận, đẹp đẽ. Hỏi chuyện mấy chục người phụ nữ ở Lạng Sơn lấy đá cuội ở suối Giải Oan, bị “vong hồn” các cung nữ đòi lại, sư Yến bảo rằng, chuyện đó diễn ra thường xuyên, quá nhiều, nên không nhớ được.

Sư Yến bảo: “Mỗi năm, có vài chục vụ phải mang đá cuội trả lại suối. Không ai có thể lấy bất cứ thứ gì ở suối Giải Oan, nếu Bạch Mẫu không cho. Nhiều người chỉ lấy viên cuội về mà ốm đau, suýt chết.

Tuy nhiên, Bạch Mẫu thiêng lắm, độ trì cho thầy nhiều lắm. Có thời gian, thầy muốn xuống núi, vì già rồi, muốn tìm về ngôi chùa thanh tịnh, gần nhà, nhưng Bạch Mẫu không cho đi đâu. Hồi đó thầy ốm yếu lắm, cứ một ngày khỏe thì 10 ngày ốm. Thế nhưng, Bạch Mẫu độ cho thầy, nên mỗi ngày thầy lại khỏe ra, đôi mắt tinh anh mười phần”.

Bạch Mẫu được cho là hồn thiêng của các cung nữ đã trẫm mình xuống con suối vì không thuyết phục được Thượng hoàng Trần Nhân Tông rời núi. Cạnh con suối Giải Oan, ngoài ngôi chùa cùng tên, còn có ngôi miếu nhỏ dưới gốc cây đa lớn, ngay cạnh con suối, là miếu Bạch Mẫu Giải Oan. Sư Yến tiết lộ rằng, Bạch Mẫu đã độ trì cho bà được nhìn thấy hình ảnh rồng thiêng hiện trên dãy Yên Tử (?!).

Sư Yến từng là người tu hành mấy chục năm ở dãy Yên Tử, bà từng ngủ với rắn độc khổng lồ ở chùa Một Mái, ngồi tu thiền trong mái đá mà hổ dữ chầu chực miệng hang, vui đùa cùng bọn khỉ trong rừng tùng, chứng kiến vô số chuyện linh thiêng khó tin trên dãy Yên Tử, nhưng bà chưa từng gặp nhiều chuyện kỳ lạ, linh thiêng như ở con suối Giải Oan.

4 Những phiến đá được trả lại cho chùa Giải Oan.

Sư Yến dẫn tôi ra chái chùa, nơi đặt tấm bia ghi công đức những người xây dựng chùa Giải Oan. Dưới tấm bia đó là hàng chục phiến đá được cắt xẻ, gọt giũa kỹ lưỡng, rất đẹp. Có phiến đá trạm trổ hình rồng phượng, chữ nho, chữ quốc ngữ… Sư Yến bảo: “Nhiều doanh nghiệp, cá nhân, sau khi cúng bái ở chùa Giải Oan, miếu Bạch Mẫu Giải Oan, thì cho công nhân khai thác đá ở lòng con suối này. Họ chỉ cưa lấy một mảnh đá, thường là để làm bát hương, mái đao trên nóc mộ, cột trụ công trình thờ tự, và nhiều nhất là chạm khắc bia, làm biển hiệu… với mong muốn được may mắn, được Bạch Mẫu Giải Oan - tức là các cung nữ - phù hộ. Tuy nhiên, Bạch Mẫu không ủng hộ việc tự do lấy đồ vật của chốn linh thiêng, nên tất cả những người lấy đá ở suối Giải Oan đều phải trả lại. Trong mỗi viên đá ở con suối Giải Oan này đều có linh hồn cung nữ, nên không thể cưa đá đem về nhà làm những việc trần tục được”.

Sư Yến dùng chiếc gậy chọc chọc vào đống đá đã được cưa xẻ và bảo tôi bê một phiến đá ra. Đó là phiến đá hình vuông, cỡ 40x40, dày chừng 10cm. Mặt phiến đá có khắc dòng chữ quốc ngữ: Tòa nhà trung tâm triển lãm quốc tế H. Bên dưới dòng chữ quốc ngữ là mấy chữ nho. Sư Yến kể rằng, chủ nhân của tòa nhà này là một đại gia giàu có ở Hải Phòng. Cứ vài tháng anh này lại hành hương về Yên Tử. Anh thường dâng lễ rất thành kính lên chùa và ngồi hàng giờ thiền trên những tảng đá ở suối Giải Oan.

Hồi năm ngoái, sau khi cúng bái ở chùa Giải Oan, vị đại gia này đã xin phép sư Yến cho lấy một tảng đá ở suối, mang về làm một vật gì đó mang tính biểu tượng cho doanh nghiệp của mình. Sư Yến đã ra sức can ngăn, nói rằng bất kỳ ai lấy thứ gì ở suối Giải Oan đều phải trả lại, song vị đại gia này chỉ cười chứ không tin. Theo vị đại gia này, anh ta là người thành kính với Đức Phật, có tâm nên nghĩ rằng, các cung nữ sẽ phù hộ cho anh làm ăn phát đạt, chứ không thể làm hại anh. Sau khi làm lễ ở miếu Bạch Mẫu Giải Oan, anh này xuống suối tự tay lựa một hòn đá và sai cả chục cán bộ cùng khênh khối đá to cỡ cái thúng lên xe, chở về Hải Phòng.

2 Vị đại gia ở Hải Phòng lấy khối đá tạc tấm biển này đã phải trả lại cho chùa Giải Oan.

Thời điểm đó, vị đại gia này vừa hoàn thành tòa nhà lớn, cao hàng chục tầng giữa trung tâm TP.Hải Phòng. Tại tòa nhà này, sẽ diễn ra các cuộc triển lãm mang tầm quốc tế và khu vực, là nơi doanh nghiệp các nước giao lưu với nhau, giới thiệu hàng hóa để đẩy mạnh xuất khẩu và nhập khẩu. Sau khi suy đi tính lại, vị đại gia này đã xẻ phiến đá làm tấm bảng, khắc tên tòa nhà, và dự tính sẽ ốp ở ngay cổng tòa nhà - vị trí trang trọng nhất. Hôm chuẩn bị xẻ khối đá, vị đại gia này còn thuê một ông thầy cúng bái, yểm tâm ghê gớm lắm.

Thế nhưng, chừng 10 tháng sau, vị đại gia này cùng gia đình và một số cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp tìm đến chùa Giải Oan, với khuôn mặt phờ phạc, méo xẹo. Theo anh ta, từ khi mang khối đá về, đêm nào anh cũng mơ thấy những cung nữ, mặc quần trắng, múa may trước mặt, rồi đòi lại khối đá. Cuối giấc mơ, anh ta có cảm giác như bị dựng giường, rồi bỗng nhiên bật dậy, mồ hồi đầm đìa.

Từ ngày mang khối đá về xẻ tấm biển hiệu, doanh nghiệp của đại gia này khủng hoảng trầm trọng. Các hợp đồng làm ăn liên tục đổ vỡ. Các dự án bất động sản gặp rất nhiều khó khăn. Nợ nần chồng chất, không có khả năng chi trả. Gia đình vị đại gia lục đục. Một số cán bộ trực tiếp tham gia vào việc khênh tảng đá về cũng toàn gặp xui xẻo, trục trặc trong cuộc sống, gặp tai nạn. Và, điều cuối cùng, là tòa nhà triển lãm được xây dựng hoành tráng, nằm giữa trung tâm thành phố, song chẳng có khách hàng thuê mướn.

Lúc thất bại thảm hại, vị đại gia này mới kiếm một thầy bói nổi tiếng đất cảng. Vị thầy bói này mới hỏi rằng: “Anh có lấy thứ gì của chùa chiền, miếu mạo không?”. Vị đại gia kia liền toát mồ hôi. Bữa đó, vị đại gia kia đến với mấy mâm lễ rất lớn cùng một xe tải chở đầy vàng mã. Sư Yến cùng mấy ông thầy cúng hành lễ bên suối buổi sáng, rồi hóa vàng cháy rừng rực bên suối Giải Oan. Làm xong các nghi lễ, thì đặt hòn đá tại chùa để sư Yến tiếp tục cúng bái giải hạn cho vị đại gia nọ. Xong xuôi đâu đấy, sư Yến mang khối đá đặt ở chái chùa, nơi có rất nhiều khối đá, do các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác mang trả.

Thêm một góc nhìn khác

Khu vực quanh suối Giải Oan chỉ có 4 người sinh sống gồm sư Yến và gia đình gồm 3 thành viên của chị Nguyễn Thị X. Chị X cùng chồng thuê một gian nhà nhỏ của Trung tâm quản lý Di tích – Danh thắng Yên Tử để bán hàng. Sống cạnh suối Giải Oan ngót chục năm, nên chị X hiểu rõ nhất về con suối này. Theo chị, du khách đến suối Giải Oan đều mang nhiều tâm sự. Chị từng chứng kiến rất nhiều cô gái có hoàn cảnh éo le như trót mang bầu bị ruồng bỏ, mắc AIDS, bệnh trọng… ngồi bên suối Giải Oan khóc lóc, tâm sự như thể đang nói chuyện với các cung nữ hiện diện trước mặt. Tâm sự, khóc lóc xong, họ đều trở nên thanh thản, và tìm được lối thoát cho cuộc đời mình.

Về lời đồn cung nữ báo oán những người lấy đá sỏi, chị X bác bỏ hoàn toàn. Chị bảo: “Con người không ai trọn vẹn cả, có lúc vận hạn, lúc may mắn. Lúc may mắn thì không sao, nhưng gặp hạn thì lại đổ cho lấy đá, thì oan cho các cung nữ lắm. Cung nữ giờ được phong là Bạch Mẫu, được gọi là Cô, được thờ cúng chu đáo, chứ có phải oan hồn vất vưởng, đói ăn đâu mà hại người lành? Em ở đây theo dõi thấy người lấy đá thì nhiều, nhưng thỉnh thoảng mới có người trả lại. Những người trả đá cuội chắc là gặp vận đen trong cuộc sống thôi”.

Mặc dù bác bỏ chuyện ma quỷ, oan hồn, song chị X tin rằng, linh hồn các cung nữ luôn bảo vệ người hiền, người bị oan trái, người yếu đuối. Vì thế, người dân quanh vùng hễ gặp chuyện buồn, chuyện oan, đều tìm đến miếu Bạch Mẫu tâm sự, trút bỏ nỗi lòng. Đêm về, họ sẽ mơ thấy các cung nữ và được các cung nữ hướng dẫn, khai mở cho.

Sáng nào cũng vậy, mỗi khi trở dậy, gia đình chị X thay nhau lên miếu Bạch Mẫu thắp hương. Vì thế, bao năm nay, vợ chồng, con cái đều khỏe mạnh, chẳng bao giờ ốm đau. Thậm chí, mới đây, anh Th - chồng chị - khi ngồi trên xe máy ở chỗ suối Giải Oan, bị sét đánh trúng khiến xe bốc cháy, mà người không hề gì. Sau vụ đó, chị X càng tin vào sự linh thiêng của Cô ở suối Giải Oan.

Chuyện kể rằng, sau 2 lần lãnh đạo nhân dân đánh thắng quân Nguyên Mông, Vua Trần Nhân Tông đã quyết từ bỏ ngai vàng về tu ở Yên Sơn, sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm và xây dựng nơi đây trở thành trung tâm văn hóa, kinh đô Phật giáo. Vì không muốn vua cha vào Yên Tử nên Trần Anh Tông ngầm sai các cung tần mỹ nữ tìm đến can ngăn, nhưng Trần Nhân Tông vẫn một lòng theo đạo và khuyên mọi người hãy trở về với triều đình hoặc quay về quê cũ làm ăn. Để tỏ lòng tận trung, các cung nữ đã nhảy xuống dòng suối Hổ Khê quyên sinh... Vua Trần xót thương cho số phận của họ nên đã lập đàn tràng làm lễ siêu độ, đồng thời lập ra chùa Giải Oan. Dòng suối Hổ Khê cũng được đổi tên thành suối Giải Oan từ đó.

    Phong Nguyệt/Lao Động

    Tuesday, February 19, 2013

    Tắm tất niên

    Hương mùi già chiều tất niên


    Đã qua rồi cái tuổi háo hức đón Tết vì có bộ quần áo mới, được ăn bánh chưng hay chắt bóp từng đồng mừng tuổi, song ở lứa tuổi nào Tết cũng thiêng liêng bởi nó chứa đựng những giá trị tâm linh cao cả. Với tôi, Tết chỉ thực sự đến khi ngoài vườn những luống rau mùi bắt đầu trổ bông, cho ra những nụ vàng li ti, tỏa hương thơm ngát khắp nhà.

    hoa-mui Như đã thành lệ, năm nào cũng vậy dù bận bịu với việc gói bánh, sắm sửa thực phẩm hay dọn nhà đón Tết thì mẹ cũng không quên chuẩn bị nồi nước mùi già cho cả nhà tắm trước giao thừa. Trước đây, khi cả gia đình còn sống ở quê thì từ đầu đông mẹ đã xới một khoảng đất tầm ô chiếu bên trái nhà gieo mùi vừa làm rau ăn và cũng là để mùi kịp “già” đúng Tết.
    165116_459978148045_820103045_5242132_1599914_n Lên thành phố, thói quen của mẹ vẫn không thay đổi. Từ 23 tháng Chạp ra chợ sắm đồ chuẩn bị cúng ông Công, ông Táo mẹ đã “ngó nghiêng” xem có bán mùi già hay chưa. Gần đến Tết hơn, xen lẫn với số thực phẩm mẹ mang từ chợ về thế nào cũng có bó mùi già cành lá xanh đậm, khắp thân “chi chít” những trái mùi tí xíu. Mẹ về tới cửa hương thơm đã bay ngào ngạt.
    Ngày cuối năm, bận rộn đủ đường, song tối 30 mẹ không quên chuẩn bị một nồi nước lá mùi thật lớn pha nước tắm cho cả nhà. Mẹ nói, nước mùi già sẽ “tẩy” hết mệt mỏi, vướng bận và lo toan. Tắm lá mùi chính là “nghi thức” tầy trần đón năm mới theo cách nói của mẹ. Hương mùi già lưu lại rất lâu, ba ngày Tết khắp nhà tôi vẫn thơm thoang thoảng hương mùi. Chính bởi thế, trong k‎ý‎ ức của tôi cứ khi nào thấy phảng phất mụi hương ấy là thấy Tết.

    06012012afamilyDLtam3_827dc Tắm nước mùi già mỗi dịp đón năm mới không chỉ là tục lệ của riêng mẹ mà cả làng nhà nào cũng thế. Từ 30 Tết, từ nhà ra ngõ nơi đâu cũng thơm nức hương mùi. Bọn trẻ chúng tôi cả ngày có lăn lộn xem bố gói bánh chưng, thập thò cửa bếp hít hà món ăn mẹ chuẩn bị đón Tết hay lê la hết nhà nọ về nhà kia để khoe Tết nhà đứa nào to hơn thì tối đến cũng không quên về nhanh để tắm nước lá mùi chuẩn bị đón giao thừa.
    Lớn lên tôi càng thấy tục lệ đó mai một dần. Dường như cuộc sống bận rộn, đủ đầy các loại sữa tắm, nước hoa thơm đã khiến người ta bỏ đi tập tục tắm lá mùi vốn đã lách cách. Dù vậy, với nhà tôi tập tục đó vẫn không hề thay đổi trong suốt mấy chục năm. Mỗi dịp Tết đến, Xuân về ngoài việc tấp nập chuẩn bị nhà cửa, thực phẩm thì đun nước mùi già cho cả nhà đã trở thành niềm vui của mẹ. Hơn thế nữa, hương mùi già đã đi vào tiềm thức của anh em tôi, gắn liền với Tết cổ truyền dân tộc mà suốt cuộc đời này dù sống ở đâu chắc chắn nó sẽ không bị mai một.
    Source

    Ngày Tết – thơm hương nước tắm mùi già (21/1/2011)

    Không khí Tết đã tưng bừng trên khắp phố phường. Nguời người như hối hả, tất bật hơn để chuẩn bị cho những ngày Tết cổ truyền đang tới rất gần. Đây đó trên các con phố đã xuất hiện những cây quất trĩu nặng quả vàng óng ả, những cây đỗ quyên tưng bừng khoe sắc. Vài giò thủy tiên sớm trổ bông – những cọng hoa trắng một màu thanh tao. Trời rét thế này nhưng lòng lại thấy thật ấm áp khi nhìn lại một năm trôi qua trong bình yên và sắp đến những ngày không công việc, không học hành, chỉ vui chơi thăm thú họ hàng, trong cái lạnh của mùa đông, trong hương trầm thơm ấm áp, trong làn khói luộc bánh chưng xanh, trong cái không khí náo nức của phiên chợ quê ngày Tết.

    Những ngày này, không hiểu sao mẹ lại nhớ quay quắt những ngày Tết bên ông bà ngoại, ngày mẹ còn thơ bé. Thế mới thấy dấu ấn những ngày tháng đầu đời lưu lại lâu thế nào, có ý nghĩa thế nào trong cuộc đời một con người. Hôm qua, đi trên đường bắt gặp một người đạp xe chở những bó mùi già đặt trên chiếc nia nhỏ mang bán, lại thấy lòng thật bồi hồi. Với mẹ, bó mùi già cũng chở trong mình bao nhiêu kỷ niệm về những ngày Tết thơ ấu.

    huong-mui-gia-chieu-tat-nien-3 Ngày trước, rau mùi không có bán quanh năm như bây giờ mà chỉ trồng vào dịp thu đông. Ngay cả bây giờ, rau mùi trái vụ cũng không thơm bằng, không ngon bằng. Cứ khi trời se lạnh, người ta lại cuốc cho đất tơi xốp và gieo lên đó những hạt rau mùi nhỏ li ti như những hạt đường. Hạt rau mùi gặp đất ẩm, nảy những cái mầm xanh, vươn mình, đội đất ngoi lên, xòe hai nhánh lá tí xíu bằng hai hạt ngô, xanh nhẹ nhàng mỏng mảnh. Rau mùi lớn nhanh, xòe thêm những cái lá mới giống lá trang thu nhỏ thì được vặt cả gốc để bán làm rau thơm. Mùa đông lạnh, các món canh trở lên hấp dẫn hơn, đượm vị hơn với nắm rau mùi thái nhỏ, rắc vào rồi bắc ra ăn nóng. Với mùi thơm đặc trưng, dịu mà quyến rũ và màu xanh mát mắt của rau mùi, kể cả bát canh cà chua giản dị hay bát canh sườn nấu sấu cũng hấp dẫn hơn bội phần.

    huong-mui-gia-chieu-tat-nien-37191f Gần Tết, những người trồng rau mùi sẽ để lại vài luống không hái. Rau mùi cứ thế cao ngồng lên, bỏ lại cái vẻ non chanh, mỏng mảnh, mỡ màng mà dần trưởng thành. Cái cọng thân không còn mềm mại mà cứng dần rồi khô đanh, chuyển sang màu nâu nhạt. Lá cũng vậy, không còn nõn nà mà dài nhỏ, lăn tăn như lá thì là. Từ cái thân khô đanh trổ ra những bông hoa nhỏ xíu màu trắng tím đầy dịu dàng e ấp. Khi đó, ngày Tết cũng cận kề. Người ta lại nhổ những cây mùi già, bó lại thành từng bó nhỏ mang bán. Những bó mùi già không phải để ăn mà để đun lên, tắm gội hay rửa mặt vào ngày Tất niên và đầu năm mới.

    huong-mui-gia-chieu-tat-nien-c1f28c Chắc con lại hỏi thế thì có gì đặc biệt?. Đặc biệt chứ, vì mùi già chỉ để phục vụ cho ngày Tất niên và năm mới. Không phải vì nó hiếm mà vì không ai lại đi nịnh mình bằng cách mua mùi già về đun tắm gội và rửa mặt hàng ngày, nhất là bây giờ, khi người ta chỉ bật công tác bình nóng lạnh lên chứ không phải đun cả ấm nước sôi rồi hòa ra tắm vào những ngày đông lạnh.

    huong-mui-gia-chieu-tat-nien-99172a Tắm thì ngày nào chả tắm. Nhưng tắm gội ngày Tất niên lại rất quan trọng. Ngày bé, ở nhà ông bà ngoại, vào ngày giáp Tết, bao giờ đi chợ mẹ cũng nhớ mua vài bó mùi già cho vào làn và vào ngày cuối cùng của năm, mẹ thường đun cả một nồi gang quân dụng nước nóng với mùi già cho cả nhà tắm Tất niên. Nồi nước mùi già đun kỹ chuyển sang màu nâu nhạt, và đặt biệt, thơm nồng nàn như lưu trong mình hương thơm của đất trời, gió nắng và cả cái rét tê tái mùa đông. Đun nồi mùi già trong bếp nhưng cả không gian, từ ngoài ngõ đã cảm nhận được một mùi thơm dễ chịu, ấm áp, thân thương – một mùi thơm đặc trưng vào dịp Tết cổ truyền. Tắm Tất niên không chỉ để mình thấy thoải mái, sạch sẽ và thơm tho đón xuân mà như để tẩy đi những phiền não, lo toan, buồn bực, xui xẻo của năm cũ và đón chờ một năm mới với bao nhiêu hy vọng và tin tưởng. Sáng mồng một, mẹ cũng lại đun một nồi nước mùi già để rồi mỗi người múc một gáo nhỏ, hòa vào cái chậu nhỏ bằng nhôm trắng rửa mặt để ai cũng thơm tho, may mắn cho ngày đầu năm và cho cả một năm mới. Cái tục lệ tắm và rửa mặt bằng mùi già được duy trì đến tận bây giờ ở nhà ông bà ngoại, mang cho mẹ những ký ức không quên.

    Về nhà chồng, cái tục lệ này không được áp dụng nhưng mẹ ngang bướng cứ muốn duy trì cho mình. Thế nên những ngày Tết theo bà nội đi chợ, mẹ vẫn nhặt mua những bó mùi già thân thiết, đun lên đổ vào cái chậu thật to cho mùi thơm theo hơi nóng tỏa bừng không gian, thả vèo hai con nhóc con vào đó, vừa tắm vừa kể chuyện, vừa cùng nhau xuýt xoa, “mẹ ơi sao nước mùi già này thơm thế”, “mẹ thấy tóc con có thơm không”, “tắm nước mùi già là thơm cả năm hả mẹ?”. Mẹ sẽ vẫn duy trì tục lệ tắm tất niên bằng nước mùi già, như lưu giữ một chút hương vị Tết cổ truyền và tặng các con một phần ký ức về những cái Tết của tuổi thơ mẹ. Và mẹ chạnh lòng khi nghĩ, vào mỗi ngày giáp Tết, đi mua những bó mùi già, công việc mà mẹ vẫn làm ngày chưa lấy chồng, chắc thế nào bà ngoại cũng lại nhớ mẹ nhiều lắm đấy.

    Source

    Tắm tất niên

    NDĐT- THỜI NAY - Cái ngày cuối cùng của năm cũ hình như không có buổi trưa thì phải. Không ai có khái niệm là về nhà ngủ trưa mà nhong nhóng trên khắp các khu chợ, khu phố sắm Tết. Mua bao nhiêu thứ vẫn cứ thấy thiếu thiếu gì đó. Mảnh giấy ghi đủ thứ lặt vặt cần mua lại vẫn quên không ghi thứ mà ra chợ mới chợt nhớ ra.

    Trầu cau, tiền vàng là hay quên nhất. Phút cuối ra cổng chợ lại nhớ ra chưa mua lá tắm tất niên. Quay lại vậy. Chen qua dòng người đông đúc cũng mệt phờ râu trê. Hàng bán lá tắm đông người lắm, toàn là phụ nữ. Mùi lá thơm bay loang trong không gian. Mỗi nắm lá tắm chừng năm đến mười ngàn đồng thôi nhưng ai cũng muốn mua nhanh. Lá tắm gồm cây rau mùi già, lá bưởi, lá sả, lá hương nhu. Vùng núi còn có thêm lá dã hương.

    Các cụ xưa dùng những thứ lá ấy tắm để cơ thể thơm tho, tẩy trừ hết những gì bụi bặm, đen đủi, không may mắn của năm cũ để đón năm mới đến với một sự sạch sẽ, thanh khiết. Ngẫm thấy, người Việt Nam coi việc đón năm mới là điều vô cùng hệ trọng. Nó khởi đầu cho cả hành trình một năm mười hai tháng tiếp theo. Đầu có xuôi thì đuôi mới lọt. Chính vì thế mà đón năm mới cũng đồng nghĩa với tâm trạng mới, sức sống mới, niềm vui mới, cùng với cả một cơ thể khác không còn như năm cũ. Điều đó thể hiện qua tất cả những công việc chuẩn bị đón Tết, tắm tất niên, làm cỗ cúng giao thừa, xông đất, chúc Tết...

    Riêng khoản tắm tất niên thì không được quên. Chiều 30 Tết khi đã xong xuôi cơ bản việc nhà, nồi nước tắm to được đun trên bếp sẽ đủ cho cả nhà gột rửa bụi trần năm tháng cũ. Tôi còn nhớ khi bé, dù rét đến mấy, trưa 30 Tết mẹ cũng lột trần chúng tôi ra tắm, dội lên người thứ nước hăng hắc, trên da dính đầy mùn hoa cây mùi già. Bà nội thì bảo, tắm để tẩy uế, người phải sạch thì đón năm mới sẽ không bị giông, ma quỷ không đến gần mình được. Bọn tôi thấy sợ nên để yên cho mẹ tắm thôi chứ đâu biết rằng đấy là một phong tục đẹp, một nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Ai cũng ngờ đâu rằng điều giản dị ấy ngấm vào tâm trí mình lúc nào không hay biết. Bao nhiêu năm trôi qua là bấy nhiêu bữa tắm tất niên. Có lúc nào đấy phải ăn một cái Tết tha phương mới thấy ký ức mình chảy về bên mẹ, cơ thể mình thèm nhớ cái mùi lá tắm hăng nồng quen thuộc. Và đấy, bà chị họ ở trời Tây bao nhiêu năm dùng không thiếu loại nước hoa gì vẫn gọi điện về bảo, giá mà gửi sang cho được nắm lá xông thì tốt. Ai mà gửi được mùi quê hương qua hàng triệu cây số được. Thảo nào, có lúc về quê nhìn lũ trẻ con cởi truồng ngồi lốc nhốc quanh chậu nước lá thật to để mẹ kỳ cọ cho, chị lại bảo, điều đó không bao giờ thấy ở đất nước khác.

    Đúng quá còn gì nữa. Có đứa trẻ Việt Nam nào lớn lên mà chẳng được mẹ tắm cho suốt thời thơ ấu. Khi đã thành con gái hay làm mẹ rồi, đóng kín phòng lại tắm tất niên, ngửi mùi cây lá tội gì mà chẳng tưởng tượng mình là Tây Thi hay Dương Quý Phi kiều diễm. Hay chí ít ai yêu văn chương là nhẩm đọc câu Kiều “ Rõ ràng trong ngọc trắng ngà/ Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên”. Đừng tưởng tắm là đơn giản. Biết đâu mùi hương thơm năm mới lại làm hạnh phúc tràn đầy, mắt thiếu phụ lại long lanh ướt sáng, có đủ tin yêu cho mai này. Hà hít cái mùi thơm của tinh dầu từ lá tắm sẽ thấy thư thái hơn, khỏe mạnh hơn. Với cơ thể sạch sẽ ấy, việc sắp cỗ cúng giao thừa sẽ linh thiêng hơn. Đứng trước bàn thờ tổ tiên thắp nén nhang cho người đã khuất cũng thấy dường như tấm lòng mình đã được bề trên thấu tỏ. Sự giao cảm giữa người trần và thế giới tâm linh dường như rõ ràng hơn, huyền diệu hơn. Chính từ lẽ ấy mà con người ta tin rằng, ông trời có mắt, có thờ có thiêng, có kiêng có lành để không làm điều ác, tích phúc tích đức cho con cháu mình. Tôi cũng sẽ như bao bà mẹ trẻ khác, dù bận đến mấy cũng sẽ đi mua lá thơm về tắm tất niên cho chồng con mình. Lũ trẻ con có quyền được hưởng một phong tục đẹp từ xưa truyền lại. Và hơn thế, chúng sẽ ý thức hơn về bản ngã của mình, về tình yêu thương gia đình, về việc phải giữ mình trong sạch trong cuộc đời nhiều giông gió.

    Vừa đấy mà bỗng chảy nước mắt khi người bạn gọi điện rủ cùng đi tắm tất niên cho mẹ. Mẹ bạn mất sớm. Mỗi khi năm hết Tết đến, bạn lại đun nước lá thơm mang lên tưới lên mộ mẹ, mời mẹ về ăn Tết. Bạn làm thế để cầu mong mẹ thanh thản ở chốn cửu tuyền và thấy mình đựơc ấm áp như ngày còn có mẹ. Tôi chợt nhớ hai câu thơ của nhà thơ Đồng Đức Bốn : “Trở về với mẹ ta thôi/ Kẻo khi chết lại mồ côi dưới mồ”. Chẳng ít người giật mình nghĩ ra mình đã thật vô tâm với mẹ, Tết này hãy trở về thật sớm...

    Ngoài kia, hoa ngày Tết chảy tràn trên phố, nhưng vẫn có người tìm mua lá thơm về tắm. Ở nhà quê sướng hơn là không phải mua mà đi hái quanh vườn nhà, đồi bãi. Nồi nước tắm tỏa hương gợi vẻ ấm áp của một gia đình đoàn tụ. Tắm trước giao thừa cũng làm cho người ta thấy lớn thêm lên. Và có vẻ lãng mạn nhất là chờ đợi suốt một năm dài để đựơc tắm tất niên. Sự chờ đợi ấy làm mùa Xuân trẻ hơn, ý nghĩa hơn. Hệt như người ta chờ đợi sự mới mẻ trong vẻ đẹp phồn thực của con ngưòi.

    MAI PHƯƠNG

    Wednesday, January 30, 2013

    Minh triết Việt trong sự tích Ông Táo

    Rất nhiều người quan niệm rằng tục cúng ông Táo là của người Hán du nhập vào văn hóa Việt. Thậm chí nó được các học giả nói một cách rất nghiêm túc. Nhưng nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh lại có quan điểm hoàn toàn ngược lại.

    Ông Tuấn Anh cho rằng: Chính nền văn hiến Việt trải gần 5000 huyền vĩ ở bờ Nam sông Dương Tử là nguồn gốc của phong tục cúng ông Công Ông Táo. Khi nền văn minh này sụp đổ ở Nam Dương Tử và bị Hán hóa trải hàng ngàn năm; khiến ngày nay người ta ngộ nhận tục cúng ông Công Ông Táo của người Hán.

    Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài viết của ông để bạn đọc tham khảo và tiếp tục thảo luận.

    Ông Táo trong truyền thuyết và phong tục Việt

    Cứ mỗi khi năm hết Tết đến thì nhà nhà Việt Nam theo phong tục lại làm lễ cúng Ông Táo về trời. Đây là một phong tục thuần Việt có từ thời Hùng Vương dựng nước và còn giữ lại trong truyền thống văn hóa Việt đến ngày nay.

    Bằng chứng gián tiếp cho điều này là từ thời Hùng vương thứ VI, vua Hùng đã chấm giải nhất cho hoảng tử Lang Liêu là người kế vị và bánh chưng bánh dày do hoàng tử Lang Liệu được đặc biệt dùng cúng tổ tiên trong ngày Tết.

    Từ đó, chúng ta dễ dàng suy ra rằng: Lễ Tết nguyên đán có từ thế kỷ XV trước CN - tương đương thời vua Bàn Canh của Ân Thương. Từ đó chúng ta dễ dàng đặt vấn đề với lễ cúng Ông Táo về trời liên hệ đến ngày giáp Tết phải là phong tục của người Việt từ thời xa xưa.

    Bởi vì, khi nền văn minh Hoa Hạ tiếp quản được nền văn minh ở Nam Dương Tử, đã Hán hóa những giá trị văn hóa Việt trong hơn 1000 năm và tiếp tục duy trì đến bây giờ, ở vùng đất cũ của Văn Lang xưa, khiến không ít người ngộ nhận tục cúng ông Táo của người Hán. Nhưng chính vì nguồn gốc tục cúng Ông Táo trong văn hóa Hán chỉ là sao chép lại từ văn hiến Việt. Nên nó chỉ là một tín ngưỡng thuần túy và không mang tính minh triết liên hệ với nội dung của nó.

    Ngược lại, truyền thuyết của dân tộc Việt với hình ảnh Táo quân "Hai ông, một bà" và nội dung của nó lại trùng khớp hoàn toàn về nội dung với những giá trị minh triết Đông phương của chính cái mà người ta gọi là có nguồn gốc Hán.

    Chúng ta hãy xem lại truyền thuyết có dấu ấn cổ xưa nhất về ông Táo còn lưu truyền trong văn hóa Việt. Tóm lược như sau:

    Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.

    Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.

    Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.

    Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.

    Ngọc Hoàng cảm động trước mối chân tình của cả ba người, (2 ông, 1 bà), và cũng cảm thương cái chết trong lửa nóng của họ, ngài cho phép họ được ở bên nhau mãi mãi bèn cho ba người hóa thành "ba đầu rau" hay "chiếc kiềng 3 chân" ở nơi nhà bếp của người Việt ngày xưa.

    Từ đó, ba người ấy được phong chức Táo Quân, trông coi và giữ lửa cho mọi gia đình, đồng thời có nhiệm vụ trông nom mọi việc lành dữ, phẩm hạnh của con người. Táo Quân, còn gọi là Táo Công, là vị thần bảo vệ cho cuộc sống gia đình, thường được thờ ở nơi nhà bếp, cho nên còn được gọi là Vua Bếp.

    ongtaoout Tranh dân gian Việt - bản khắc gỗ

    Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.

    Vị Táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người. Cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể.

    Người ta thường mua hai mũ Ông Táo có hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo Bà không có cánh chuồn, ba cái áo bằng giấy cùng một con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy, hoặc cũng có thể dùng loại vàng mã gọi là "cò bay ngựa chạy") để làm phương tiện cho "Vua Bếp" lên chầu trời.

    Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa, sau khi cúng xong, người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống thì sẽ đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước, tùy theo khu vực họ sinh sống.

    Càng tiến dần vào trong Nam thì tục cúng ông Táo về trời có một chút thay đổi. Nhưng lễ cúng Táo Quân ở miền Bắc với một nghi lễ không thể thiếu là Cá Chép là mang tính nguyên thủy hơn cả.

    Qua truyền thuyết của dân tộc Việt truyền lại, chúng ta thấy rằng hình ảnh hai ông một bà - tức một Âm hai Dương hoàn toàn trùng khớp với quẻ Ly trong Kinh Dịch.

    ongtao2
    Quẻ Ly

    Vết lõm trên ông đầu rau trong bếp Việt xưa

    Ba vị Táo quân trong phong tục Việt cũng phù hợp với thực tế cái bếp xưa của Việt tộc cũng chỉ có ba miếng đất gọi là: Ông Đầu rau.

    Một trong những nét độc đáo khi tạo ba ông đầu rau để nấu bếp là khi nặn bao giờ người thợ nặn cũng lấy ngón tay ấn nhẹ vào giữa một trong ba ông này, tạo thành một vết lõm tròn. Và ông đầu rau có vết lõm đó bao giờ cũng đặt vào giữa.

    ResizedImage184256-10476-ongtao3 Ba ông Đầu rau trong bếp Việt xưa

    Bây giờ, bếp ga, bếp dầu ầm ầm. Xưa nhất cũng là cái kiềng ba chân bằng sắt phổ biến ở thành thị. Ông Đầu rau bằng đất dù ở vùng sâu, vùng xa cũng chắc không còn nữa. Huống chi một vết nhấn tròn giữa một ông đầu rau, chắc chẳng ai còn nhớ. Cho nên, điều mà người viết nói ở đây, may ra chỉ còn trong ký ức của những người cao niên, ở một miền quê xa xôi nào đó.

    Ý nghĩa của vết lõm này chính là dấu hiệu của tính bao trùm mà tiếng cổ Việt ngày xưa gọi là "Cái'. Tức Táo bà. Quẻ Ly thuộc Dương, nhưng lại ở phía dưới Hà Đồ, nên tính Âm mới bao trùm lên tất cả. Bởi thế tính Âm mới làm cái trong ba ông Đầu rau. Chính vì vậy, Ly là Trung Nữ.

    Trong bức tranh dân gian Việt mà các bạn thấy ở trên táo bà ngồi giữa hai ông thì trong quẻ Ly hào Âm cũng đứng giữa. Quẻ Ly thuộc Hỏa nên biểu tượng cho bếp cũng thuộc Hỏa. Biểu tượng trong truyện dân gian "cả ba người cùng chui trong đống lửa" đấy chính là hình tượng của ba ông đầu rau trong bếp mỗi nhà.

    ResizedImage144186-10476-ongtao4 Tranh Đàn Cá.

    Thiên nhất sinh thủy.

    Địa lục thành chi.

    Lạc Thư Chu Dịch trong phong tục cúng Táo Quân của người Việt

    Một hình ảnh gắn liến với lễ Táo Quân chính là con cá chép. Tại sao về trời mà Táo quân lại cưỡi cá chép? Sao không phải là cưỡi chim? Ông cha ta có lầm lẫn gì không? Hoàn toàn không! Khi mà tổ tiên người Việt đã để lại cho hậu thế một nền văn hiến vĩ đại. Con cá chép thuộc hành thủy. Trong những di sản văn hóa phi vật thể là những bức tranh dân gian Việt chúng ta thấy trang đàn lợn với một lợn mẹ và năm lợn con. Đây chính là hình tượng của "Thiên Nhất sinh thủy - Địa lục thành chi". Chúng ta cũng thấy hình tượng này trong tranh cá chép làng Đông hồ: Một con cá mẹ với năm con cá con.

     

    ResizedImage156118-10476-ongtao6 Quẻ Hỏa Thủy Vị Tế.
    Biểu tượng Táo Quân (Hỏa) cưỡi trên lưng cá chép (Thủy).
    Cá thuộc hành Thủy, tượng của quẻ Khảm:

    Và hình tượng Táo quân cưỡi cá chép, chính là biểu tượng của quẻ Hỏa Thủy Vị tế trong kinh Dịch. Đây là quẻ cuối cùng kết thúc một chu kỳ 64 tư quẻ Dịch. Biểu tượng cho chu kỳ tuần hoàn của tạo hoá trong một năm đã kết thúc và chuyển sang một chu kỳ mới và mọi việc vẫn còn tiếp tục để một năm mới tốt lành. Đó là tinh thần của quẻ Vị Tế.

    Tại sao Ông Táo lại về trời lại là ngày 23 tháng Chạp mà không phải là ngày 30? Theo lý học Đông phương đó là ngày Nguyệt Kỵ. Vậy Táo quân chọn đúng ngày này lên trời có sai không?

    Ngày 23 tháng Chạp, Ông Táo về trời

    Sách cổ chữ Hán chỉ ghi nhận mùng 5, 14, 23 là ngày Nguyệt kỵ và không một lời giải thích. Trong truyền thuyết dân gian Việt thì cho rằng "Đó là những ngày vua đi, nên kiêng ra đường".

    Tôi đã chứng minh trong một tiểu luận rằng: Đây chính là phép du niên phiên tinh ngày, tính theo tháng. Ngày của sao Ngũ Hoàng nhập trung theo chu kỳ cửu cung. "Vạn vật qui ư thổ" hay nói theo thuyết Âm Dương Ngũ hành thì đây chính là ngày kết thúc chu kỳ của Ngũ Hành vào tháng cuối cùng trong Năm.

    Kết thúc chu kỳ Ngũ hành vào ngày 23, đồng thời cũng là kết thúc chu kỳ của 64 quẻ Dịch. Hành thổ thuộc trung cung thuộc ngôi Hoàng cực chi phối Ngũ Hành - Theo Lý học Đông phương - thuộc về Hoàng tộc, nên là ngày của Vua Bếp - Táo Quân về trời.0702ongtao

    Y phục của Táo Quân và vì sao Táo Quân không mặc quần?

    Bức tranh dân gian Việt ở trên vẽ ba vị Táo Quân, đều mặc quần nghiêm chỉnh, với những hàng chữ Hán phía trên. Bức tranh này hẳn được sáng tác kể hàng ngàn năm sau khi nền văn minh Văn Lang sụp đổ ở miến Nam sông Dương Tử. Bởi vì, trong phong tục còn giữ lại được đến ngày nay trong dân gian Việt thì Táo Quân không mặc quần. Điều này cũng giống như hàng ngàn năm trôi qua, những con rối nước trong văn hóa dân gian Việt được vẽ cái vạt áo bên phải vậy. Hiếm lắm, trong kho tàng chất những con rối nước cổ bỏ đi, may ra còn những con rối xưa cài vạt áo bên trái. Vậy Táo Quân không mặc quần có ý nghĩa gì trong truyền thống Việt?

    Lịch sử Trung Hoa ghi lại: Chính cái quần là của các dân tộc phía Bắc Trung Hoa và không thuộc về y phục Hán cổ. Vào cuối thời Xuân Thu, đầu thời Chiến Quốc, Triệu Vũ Vương mới đưa cái quần vào làm y phục chính thức của nước Triệu. Và y phục này thích hợp với các chiến binh trong các cuộc chiến liên miên giữa các quốc gia so với vải quây che phần thần dưới trước đó. Sau này chiếc quần mới phổ biến trong thất Quốc và do các chiến binh mặc và trở thánh y phục của Trung Hoa.

    ResizedImage201235-10477-taoquan1 Mũ Ông Công Ông Táo trên khắp chợ cùng
    quê trong nền văn hiến Việt còn đến ngày nay.

    Nhưng Người Việt, với tư cách là một nhà nước độc lập ở Nam Dương Tử, tất nhiên không thể tiếp thu một cách nhanh chóng y phục quần của các dân tộc phi Hán ở Phương Bắc Trung Quốc. Điều này cho thấy rằng: Phong Tục thờ Táo Quân phải có từ rất lâu, trước cả khi dân tộc Hán bị xâm nhập văn hóa mắc quần của các dân tộc phái Bắc này và còn giữ đến bây giờ.

    Và điều này như tôi đã phân tích ở trên: Nó phải có trước thời Vua Hùng Vương Thứ VI quyết định dùng bánh Chưng bánh dầy vào lễ Tết của dân tộc Việt. Còn nếu như thời Hùng Vương chỉ ra đời vào Thiên Niên kỷ thứ nhất trước CN và Tết Việt Nam là văn hóa Hán là chủ nhân đích thực của văn hóa Đông phương thì ông Táo Việt đã mặc quần như bức tranh dân gian sáng tác về sau này mà bạn đọc đã nhìn thấy ở trên.

    ResizedImage393230-10477-taoquan2 Hình người trên trống Đồng Lạc Việt với mũ có hình đầu rồng
    (bên phải) và hai dải mũ cao vút.

    Qua sự minh chứng và phân tích ở trên, chúng ta cũng nhận thấy rằng: Đằng sau một phong tục cổ truyền của dân tộc Việt - tục cúng "Ông Táo về trời" là cả một sự minh triết liên quan chặt chẽ đến nền Lý học Đông phương - mà từ lâu tôi đã minh chứng - thuộc về nền văn hiến huyền vĩ Việt, một thời huy hoàng ở miến Nam sông Dương Tử. Có thể nói rằng: Không phải ngẫu nhiên mà có sự trùng khớp hợp lý gần như toàn bộ nhứng nét chính của phong tục cúng ông Công, ông Táo với những quan niệm có tính nguyên lý của Học thuật cổ Đông phương. Sở dĩ có sự trùng khớp hợp lý đến kỳ lạ này, chính vì nó là hệ quả của nền minh Đông Phương thuộc về nền văn hiến Việt được đưa vào cuộc sống văn hóa Việt qua phong tục cúng đưa "Ông Công, Ông Táo về trời".

    Vấn đề cũng không chỉ dừng lại ở đây. Khí chính chiếc mũ Ông Công, Ông Táo được bán đầy ở khắp kẻ chợ , thôn quê ngày nay lại là một hình tượng được cách điệu bằng giấy của chiếc mũ các vua Hùng trên trống đồng Lạc Việt:

    Kỳ diệu thay nền văn hiến Việt. Mong rằng các thế hệ sau đừng vội quên đi nguồn cội của thời Hùng Vương dựng nước mở đầu cho tập Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến.

    Nguyễn Vũ Anh  Tuấn

    Saturday, January 26, 2013

    Làm giàu và phát triển


    Kết quả tăng trưởng kinh tế thường được đo lường bằng sự gia tăng khối lượng sản phẩm và dịch vụ được tạo ra bởi người dân của một vùng lãnh thổ (GNP - Tổng sản lượng quốc dân) hay bởi tất cả cư dân bao gồm cả người nước ngoài cư trú tại vùng lãnh thổ đó (GDP - Tổng sản lượng nội địa) trong một thời điểm nhất định, thường là một năm.
    Sự tăng trưởng đó được xem là sự giàu có tăng thêm mỗi năm của một cộng đồng, thí dụ một quốc gia hay một thành phố. Và vì sự gia tăng giá trị sản phẩm và dịch vụ có phần đối ứng tương đương là thu nhập, người ta cũng có thể dựa vào kết quả đó để tính mức thu nhập bình quân đầu người tăng thêm trong năm của mỗi cư dân trong cộng đồng, bằng cách chia GNP cho số dân của cộng đồng đó. Phép tính này khá đơn giản, tuy nhiên có thể dẫn đến hiểu lầm là sự giàu có tăng thêm của toàn thể cộng đồng là kết quả tổng cộng của sự giàu có tăng thêm của mỗi cá nhân trong cộng đồng, trong khi trên thực tế, sự giàu lên của cộng đồng được tính bằng tốc độ tăng trưởng của GNP hằng năm có những ảnh hưởng khác biệt, tích cực hay tiêu cực, đối với thu nhập và tài sản của mỗi cá nhân hay nhóm cá nhân thành viên của cộng đồng. Hiện tượng so le đó tạo nên một trong những khác biệt giữa trạng thái được gọi là tăng trưởng kinh tế và trạng thái được gọi là phát triển kinh tế, và các nhà phân tích kinh tế đã chỉ ra rằng ở nhiều nước dù nền kinh tế có tăng trưởng nhưng không có phát triển vì chất lượng tăng trưởng quá thấp.
    Tổng sản lượng quốc dân (GNP) của một nước theo số liệu thống kê có thể tăng đều mỗi năm, thu nhập bình quân đầu người (GNP per capita) cũng tăng theo, không có nghĩa là mỗi người dân trong quốc gia đó sẽ giàu lên theo cùng một tỷ lệ. Rất nhiều kết quả nghiên cứu tại các nền kinh tế đã phát triển hay đang phát triển cho thấy rằng tại nhiều nước, mặc dù tổng sản lượng quốc dân GNP tăng đều mỗi năm và thu nhập bình quân đầu người được ghi nhận theo kết quả thống kê là tăng, vẫn có nhiều người, nhiều hộ gia đình, nhiều khu vực - phổ biến là khu vực nông thôn - bị nghèo đi. Số người này ngày càng chiếm đa số, thường được gọi là đa số kém ưu đãi, là nhóm người được thừa hưởng ít nhất các kết quả của tăng trưởng kinh tế.
    Tình trạng nghèo đi này được nhìn nhận theo hai cách. Về mặt tương đối, tuy mức thu nhập và tài sản danh nghĩa được tính bằng tiền của một bộ phận thuộc nhóm kém ưu đãi hiện nay có khá hơn trước đây so với chính họ, nhưng tốc độ khá lên của họ lại chậm hơn rất nhiều so với các nhóm thu nhập khác, do đó trong tương quan so sánh động, nhóm này vẫn bị nghèo đi vì cuối cùng, lạm phát sẽ hút mất phần chênh lệch danh nghĩa của họ. Về mặt tuyệt đối, còn có một bộ phận khác kém may mắn hơn lâm vào hoàn cảnh thực sự nghèo hơn chính họ trước đây - thu nhập ít hơn, tài sản giảm hơn - do nhiều lý do: công việc làm ăn thất bại dẫn tới phá sản, con cái đông hơn khiến thu nhập bình quân của gia đình giảm thấp, con cái không được ăn học do đó không tìm được việc làm, ruộng đất canh tác giảm dần do tiến trình đô thị hóa... Hệ quả của quá trình nghèo đi theo cả hai cách tương đối và tuyệt đối của đa số kém ưu đãi trong cộng đồng là khoảng cách giàu nghèo giữa họ và những nhóm khác ngày càng mở rộng ra, được thấy rõ nhất là giữa nông thôn và thành thị.
    Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy, vì tổng thu nhập quốc dân thực sự có tăng lên trên tiến trình tăng trưởng kinh tế, do đó ở đầu bên kia - những nhóm được ưu đãi - sẽ có những người cảm thấy mình giàu lên nhanh chóng do nhiều nguyên nhân khác nhau: do nhận được cơ hội tốt hơn để có công việc tốt hơn với thu nhập cao hơn, do hưởng được những đặc quyền đặc lợi về kinh tế, do thành công đặc biệt trong kinh doanh nhờ vào tài năng, may mắn hay những mối quan hệ tốt, do tiêu cực và tham nhũng... Tình trạng giàu lên và nghèo đi của hai nhóm ở hai đầu của dân số sẽ làm thay đổi tác phong của đường cong về phân phối lợi tức trong cộng đồng theo hướng ngày càng bất bình đẳng hơn và làm cho hệ số Gini ngày càng lớn hơn. Chẳng hạn, hệ số Gini (biểu thị bất bình đẳng trong phân phối thu nhập) của Việt Nam hiện nay đã từ 0,35 của thập niên trước đây tiến đến mức trên 0,4, một mức đáng báo động về hiện tượng phân phối bất bình đẳng thu nhập, tuy rằng nước ta từng được Ngân hàng Thế giới ca ngợi là quốc gia có các chương trình xóa đói giảm nghèo hiệu quả.
    Như vậy, những số liệu thống kê về tăng trưởng kinh tế chung không chắc phản ánh trung thực tình trạng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của mỗi người hay mỗi nhóm người trong cộng đồng xã hội. Không ai có thể phủ nhận sự tăng trưởng vượt bậc của ngành nông nghiệp chúng ta trong vòng hai mươi năm nay, giúp nước ta từ một nước thiếu ăn thành một quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới về nông sản, như gạo, cà phê, hạt tiêu... Tuy nhiên, đại bộ phận nông dân vẫn nghèo, nông thôn vẫn kém phát triển, chất lượng các dịch vụ y tế, giáo dục tại nông thôn vẫn kém, trình độ dân trí tại nông thôn vẫn thấp. Vì sao? Vì nông dân và khu vực nông thôn chỉ nhận được phần ít nhất các thành quả mà họ đạt được trong sản xuất, khiến tốc độ giàu lên của họ chậm hơn và do đó khả năng tái đầu tư để tăng năng suất trong nông nghiệp và cải thiện cuộc sống ở nông thôn ít hơn.
    Trả lời phỏng vấn báo Sài Gòn Tiếp thị ngày 10-12-2012, ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đã nhận xét: "Phát triển nông nghiệp thời gian qua có vấn đề... Cuộc cách mạng lúa thần nông bắt đầu sau Đổi mới mang lại thành công... giúp (nước ta) trở thành quốc gia xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới nhưng... chẳng thấy tiến triển để nâng cao đời sống dân trí, kiến thức cộng đồng nông dân... Khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, tệ nạn xã hội hoành hành, (nông dân) mất đất là ba vấn đề nhức nhối của bức tranh nông thôn".
    Tăng sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tăng năng suất lao động là những yếu tố cơ bản quyết định cho việc làm giàu của mỗi người, mỗi doanh nghiệp. Sự gia tăng này cũng đồng thời đóng góp tích cực đối với tăng trưởng kinh tế, tức sự giàu lên của cộng đồng. Gắn kết được sự giàu lên của cá nhân và sự giàu lên của cộng đồng một cách hài hòa và hiệu quả không chỉ là mục tiêu lý tưởng của chính sách kinh tế mà còn của những chương trình cải cách chính trị xã hội. Đây được xem là một sự phát triển win-win, mọi người đều được hưởng phần xứng đáng căn cứ vào sự đóng góp hiệu quả của mình vào sự phát triển của cộng đồng. Tuy nhiên, trên thực tế, do những bất cập về chính sách, không thiếu hiện tượng giàu lên nhanh của cá nhân, của các nhóm lợi ích không đưa đến sự giàu lên của cộng đồng mà có khi còn ngược lại.
    Chẳng hạn, trong quá trình hình thành bong bóng của thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán vừa qua, một số người giàu lên nhanh chóng do tranh thủ được thời cơ có một không hai này, nhưng sự giàu có nhanh của họ không đem lại sự tăng trưởng nhanh tương ứng của GNP, vì đó chỉ là kết quả của trò chơi tổng bằng không (zero-sum game), giá trị tài sản tăng lên của họ trong một thời điểm ngang bằng số tài sản mất đi của những người khác trong thời điểm đó, hoặc bằng với số tài sản họ sẽ mất đi sau này khi bong bóng vỡ. Cũng vậy, những người tích trữ tài sản dưới hình thức vàng miếng trong thời gian qua cũng thấy giá trị tài sản của họ tăng nhanh chóng mặt, nhưng họ đã không đóng góp gì cho tăng trưởng kinh tế, nếu không nói rằng đó là một sự đóng góp âm. Ngoài ra, những hiện tượng giàu lên âm thầm do tiêu cực và tham nhũng chẳng những không giúp ích cho cộng đồng, mà còn có thể làm mất đi một nguồn vốn đầu tư lớn của quốc gia nếu những tài sản này được biến thành ngoại tệ chuyển ra cất giấu tại nước ngoài.
    Một cộng đồng dân tộc giàu mạnh thực sự phải giàu mạnh bằng chính sự làm giàu chân chính của mỗi thành viên. Muốn vậy phải có một chiến lược quốc gia đúng đắn về phát triển và làm giàu. Năng suất lao động của mỗi thành viên sẽ không thể tăng nếu cộng đồng không có một hệ thống giáo dục chất lượng tốt và phổ cập, cung cấp cơ hội học tập đồng đều cho mỗi công dân, khuyến khích phát triển những tài năng ưu tú của quốc gia và xây dựng một lực lượng lao động có tay nghề chuyên môn cao. Năng lực cạnh tranh quốc gia sẽ không thể tăng cường nếu không có một môi trường cạnh tranh bình đẳng, xóa bỏ đặc quyền đặc lợi nhằm chọn lọc những doanh nghiệp giỏi hơn, sử dụng các nguồn lực quốc gia tốt hơn, hiệu quả hơn và tiết kiệm hơn. Sản lượng và chất lượng sản phẩm dịch vụ sẽ không thể tăng lên nếu không có một môi trường đầu tư lành mạnh, một hệ thống luật pháp khuyến khích và bảo vệ hoạt động đầu tư của công dân, một chính sách công nghệ tốt, một chính sách tín dụng hỗ trợ tích cực và một chính sách thuế khoán dưỡng sức dân.
    Đó là một cộng đồng khuyến khích những người giỏi làm giàu và chia sẻ những thành quả đó cho những thành viên kém cỏi hơn qua một mạng lưới an sinh xã hội tốt đẹp và công bằng. Một cộng đồng mang lại niềm tin và sự lạc quan vào tương lai của mỗi thành viên bằng cách cung cấp cho họ nhiều cơ hội chọn lựa hơn, nhiều động lực hơn để thực hiện những ước vọng và hy vọng cho một cuộc sống tự do và hạnh phúc hơn.

    Khi lãnh đạo và trí thức cùng nhìn một hướng


    Trí thức có thể đối lập với chủ trương của lãnh đạo nếu thấy chủ trương đó đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của đất nước, hoặc thấy không khoa học, không hợp với quy luật khách quan.
    Thông thường trí thức là người hiểu biết, có trình độ văn hóa cao, có kiến thức chuyên môn, và không bị ràng buộc vào (hoặc có ý thức tránh xa) những lợi ích phát sinh từ quan hệ với lãnh đạo chính trị. Trí thức có thể đối lập với chủ trương của lãnh đạo nếu thấy chủ trương đó đi ngược lại lợi ích của dân tộc, của đất nước, hoặc thấy không khoa học, không hợp với quy luật khách quan. Nhưng cũng không hiếm những trường hợp lãnh đạo và trí thức tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau và trí thức giúp lãnh đạo làm nên sự nghiệp cao cả, đưa đất nước vào thời đại xán lạn. Ngày xưa không thiếu những trường hợp minh quân gặp hiền tài và cùng làm nên nghiệp lớn. Lưu Bang gặp Trương Lương, Lê Lợi gặp Nguyễn Trãi là những ví dụ.
    Trong thời đại ngày nay, xã hội phức tạp hơn, vai trò của trí thức và sự thể hiện vai trò đó cũng đa dạng hơn. Lãnh đạo tìm đến trí thức có thể trực tiếp "tam cố thảo lư" nhưng cũng có thể qua nhiều kênh gián tiếp. Chẳng hạn lãnh đạo thường quan tâm đến trí thức, thường đọc sách, đọc báo thì có thể tìm thấy những ý tưởng hay, những đề khởi về con đường phát triển để tham khảo cho các quyết sách chiến lược. Tiền đềở đây dĩ nhiên là phải có tự do tư tưởng, tự do ngôn luận để trí thức có cơ hội phát biểu ý kiến của mình. Mặt khác, nếu xuất hiện nhà chính trị có văn hóa, có đạo đức và tỏ ra có bản lãnh, có lý tưởng vì đất nước thì qua các quan hệ xã hội hoặc qua các kênh nghiên cứu, thảo luận rộng rãi, họ có thể quy tụ được bên mình nhiều trí thức tài năng, tâm huyết.
    Vào cuối thập niên 1950 ở Nhật Bản, xuất hiện mẫu người lãnh đạo lý tưởng đó và trí thức, trí tuệ của xã hội đã cùng với người đó làm nên một kỳ tích chưa từng có trong lịch sử thế giới: Chỉ trong 10 năm đã biến một nước có thu nhập trung bình và mới vừa phục hồi sau chiến tranh trở thành một nước có thu nhập cao, thay đổi hẳn đời sống của đại đa số dân chúng và sánh vai với các cường quốc kinh tế trên thế giới.
    Tình hình chính trị, xã hội ở Nhật vào nửa sau thập niên 1950 rất phức tạp vì bất đồng trong dư luận và giữa các chính đảng liên quan đến chính sách ngoại giao với Mỹ.
    Ikeda Hayato và John Kennedy (trái)
    Về kinh tế, năm 1956 đánh dấu sự thành công của nỗ lực phục hưng hậu chiến. Mức sản xuất đã khôi phục lại mức cao nhất thời tiền chiến. Nhưng cũng trong bối cảnh đó xảy ra tranh luận sôi nổi về hướng phát triển sắp tới. Chưa có ai vẽ ra được viễn ảnh và đưa ra chiến lược có sức thuyết phục.
    Trong tình hình dân chúng đang mệt mỏi vì không khí chính trị, xã hội căng thẳng, và không có viễn ảnh về tương lai kinh tế, một chính trị gia kiệt xuất đã xuất hiện. Đó là Ikeda Hayato (1899-1965). Ikeda nguyên là quan chức Bộ Tài chính, làm đến chức thứ trưởng thì ứng cử vào hạ viện. Trong lúc tham gia nội các, giữ các chức vụ quan trọng như Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Công thương, ông đã quyết chí ứng cử vào chức đảng trưởng đảng cầm quyền LDP (đồng thời là thủ tướng) để thực hiện giấc mơ đưa nước Nhật lên ngang hàng với các nước tiên tiến Âu Mỹ.
    Ikeda nguyên là một quan chức mẫu mực, một lãnh đạo chính trị đức độ, thanh liêm. Lúc làm Bộ trưởng Bộ Tài chính, đầu thập niên 1950, ông dẫn đầu một phái đoàn công du sang Mỹ. Trong tình trạng ngân sách nhà nước hạn hẹp, ông đã tiết kiệm kinh phí đến mức chỉ thuê khách sạn ba sao và hai ba người (kể cả Bộ trưởng) ở chung một phòng. Ban ngày đoàn của ông đi làm việc với chính phủ Mỹ, buổi tối mọi người tập trung tại phòng ông để kiểm điểm công việc trong ngày và bàn nội dung làm việc cho ngày hôm sau. Khách sạn nhỏ nên phòng không có bàn, mọi người phải ngồi bệt trên sàn bàn công việc.
    Cùng với đức độ và tinh thần trách nhiệm mà nhiều người đã biết, Ikeda đã được dư luận nhất là giới trí thức đánh giá cao qua những phát biểu về nhiệm vụ của người làm chính trị, về phương châm phát triển đất nước mà ông sẽ thực thi nếu được làm thủ tướng. Có mấy điểm đáng chú ý. Thứ nhất, ông cho rằng giai đoạn sắp tới phải là thời đại kinh tế, Nhật phải tận dụng tiềm năng về nguồn nhân lực của mình và hoàn cảnh thuận lợi của thế giới để vươn lên hàng các nước tiên tiến. Thứ hai, triết lý chính trị là vì dân, vì cuộc sống của dân chúng nên mục đích cuối cùng của phát triển kinh tế là phải tăng thu nhập của toàn dân và mở rộng mạng an sinh xã hội để giúp người không theo kịp đà phát triển chung.
    Nhưng nguyện vọng, quyết tâm của nhà chính trị phải được cụ thể hóa bằng chiến lược, chính sách, trước mắt là được đồng tình của dân chúng, tiếp theo là phải được thực hiện có hiệu quả. Lúc này Ikeda cần đến trí thức.
    Đang suy nghĩ tìm kiếm một ý tưởng chủ đạo của chiến lược phát triển đất nước, Ikeda đọc được bài viết "Luận về khả năng bội tăng tiền lương" của giáo sư kinh tế Nakayama Ichiro đăng trên báo Yomiuri. Trong bài viết đó, Nakayama bàn về khả năng cũng như điều kiện để tăng gấp đôi tiền lương thực chất, cải thiện hẳn mức sống của dân chúng.
    Theo gợi ý của giáo sư Nakayama, Ikeda thai nghén một chiến lược phát triển gọi là "Bội tăng thu nhập quốc dân" và lập ra một nhóm bảy người gồm các trí thức tên tuổi và các quan chức, các cộng sự tài giỏi để triển khai cụ thể chiến lược này. Đặc biệt trong số này có Shimomura Osamu (1910-1989), nhà kinh tế vừa giỏi lý luận vừa hiểu thực tiễn và có năng lực hình thành các chính sách cụ thể.
    Lúc đó ở Nhật đang có tranh luận sôi nổi về hướng phát triển kinh tế trong giai đoạn tới. Ý kiến chủ đạo lúc đó là trong giai đoạn phục hưng hậu chiến vừa qua, kinh tế Nhật phát triển khá cao (trung bình độ 8%/năm) vì khởi điểm quá thấp, trong giai đoạn tới tốc độ phát triển chỉ có thể bằng mức cao nhất thời tiền chiến (độ 4%) hoặc hơn một chút (5%).
    Chủ trương của Shimomura thì khác. Ông cho rằng Nhật đã qua thời hỗn loạn hậu chiến, hiện nay tiết kiệm trong dân đang tăng, đất nước đang mở cửa hội nhập với thế giới nên công nghệ nước ngoài sẽ được du nhập dễ dàng; đó là hai tiền đề để đầu tư tích lũy tư bản. Đầu tư có hai hiệu quả là vừa tăng tổng cầu vừa tăng khả năng cung cấp (sản xuất) của nền kinh tế. Do đó có thể nói kinh tế Nhật đang bước vào thời đại bột phát mạnh mẽ. Thời phục hưng hậu chiến phát triển 8% nên thời đại mới ít nhất phải là 10%. Ngoài giải thích về mặt lý luận, Shimomura còn dẫn chứng bằng các kết quả tính toán chi tiết nên rất có sức thuyết phục. Trợ lý cho Shimomura là hai chuyên viên trẻ, hồi đó chưa có máy tính nên việc tính toán rất mất thì giờ. Trong nhóm bảy người còn có các nhà kinh tế nổi tiếng khác như Inaba Shuzo, Takahashi Kamekichi, và một quan chức tài giỏi là Miyazawa Kiichi (sau này cũng làm thủ tướng). Ikeda trực tiếp tham dự nhiều buổi họp thâu đêm của nhóm này.
    Tượng của Ikeda Hayato tại Hiroshima
    Được nhóm chuyên viên, trí thức triển khai về mặt lý luận và các chính sách cụ thể, Ikeda tự tin và đã quyết định lấy Chiến lược bội tăng thu nhập quốc dân làm cam kết chính trị trong cuộc tranh cử vào vị trí chủ tịch đảng. Ikeda thắng cử và trở thành thủ tướng vào tháng 7 năm 1960.
    Cốt lõi của kế hoạch bội tăng thu nhập quốc dân là toàn dụng lao động, làm cho dân chúng thấy cuộc sống được cải thiện rõ rệt. Phương châm cơ bản là tạo điều kiện để doanh nghiệp tư nhân tích cực đầu tư. Công việc của chính phủ chỉ là cố gắng tiết kiệm công quỹ để có thể giảm thuế nhằm kích thích đầu tư, đầu tư xây dựng hạ tầng, và bảo đảm an sinh xã hội. Phát triển là công nghiệp hóa, là phát triển ngành dịch vụ nên lao động phải chuyển dần từ nông nghiệp sang các khu vực phi nông. Do đó Ikeda đã nhấn mạnh phải ra sức giáo dục bậc cao đẳng và hướng nghiệp để quá trình chuyển dịch lao động không bị gián đoạn.
    Mặc dù Shimomura chủ trương phát triển mỗi năm 10% (thu nhập quốc dân sẽ gấp đôi trong bảy năm), nhưng để dung hòa với nhiều ý kiến khác, trong kế hoạch được công bố, kinh tế sẽ tăng trưởng độ 7,2% và thu nhập quốc dân tăng gấp đôi trong 10 năm (1960-1970).
    Khi nhậm chức thủ tướng, ngoài bài phát biểu về kế hoạch bội tăng thu nhập quốc dân, Ikeda còn tuyên bố nhiều ý tưởng được sự đồng tình của dân chúng. Chẳng hạn, "Làm chính trị là nâng cao mức sống của dân chúng. Phát triển kinh tế phải trên tiêu chuẩn tăng thu nhập toàn dân, làm cho mọi người dân cảm nhận thực sự là kinh tế đang phát triển", hoặc "Chính trị mà để người nghèo không được đi học là chính trị tồi".
    Ikeda đã thổi vào xã hội một không khí phấn chấn, tin tưởng vào tương lai. Doanh nghiệp tích cực đầu tư, mọi người hăng hái làm việc. Trong bối cảnh đó, đúng như dự đoán của Shimomura, kinh tế phát triển trên 10%, chiến lược bội tăng thu nhập quốc dân đạt được mục tiêu chỉ trong bảy năm, thay vì 10 năm như kế hoạch ban đầu. Theo giá thực tế năm 2000, tổng thu nhập quốc dân trên đầu người của Nhật vào năm 1960 là 7.700 USD, đến năm 1970 tăng lên 16.600 USD. Mức chi tiêu của một gia đình giới lao động vào năm 1960 trung bình mỗi tháng là 32.000 yen, đến năm 1970 đã tăng lên 83.000 yen. Lương tháng của công nhân trong ngành công nghiệp đã tăng từ 23.000 yen năm 1960 lên 72.000 yen năm 1970. Trừ đi độ trượt giá mỗi năm vài phần trăm, trên thực chất thu nhập của giới lao động đã tăng gấp đôi hoặc hơn. Ngoài ra, số lao động có việc làm tăng nhiều hơn so với kế hoạch và số giờ làm việc mỗi tháng của giới lao động giảm từ 203 giờ còn 187 giờ. Thập niên 1960 cũng là giai đoạn người Nhật chứng kiến nhà nhà có tủ lạnh, quạt máy, máy giặt, TV,...
    Ikeda bị bệnh và mất sớm (năm 1965), lúc đương tại chức thủ tướng. Ông không sống đến hết giai đoạn của kế hoạch bội tăng thu nhập quốc dân, nhưng đã chứng kiến những thành tựu bước đầu, cụ thể là ba sự kiện xảy ra trong năm 1964: Tổ chức Olympic Tokyo thành công, khai trương đường sắt cao tốc (Shinkansen) Tokyo-Osaka và Nhật trở thành thành viên của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), một tổ chức của các nước tiên tiến.
    Nhà chính trị Ikeda Hayato và nhóm trí thức cộng tác với ông đã biến giấc mơ của mình thành giấc mơ của toàn xã hội. Họ là những người hiểu được nguyện vọng của người dân và quyết chí đáp ứng bằng trí tuệ và tâm huyết của mình.
    Tokyo, Xuân Quý Tỵ 2013
    Trần Văn Thọ/ Theo DNSGCT